Trong quá trình di chuyển, có không ít các tình huống khẩn cấp gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Để hạn chế tình trạng này, nhiều nhà sản xuất ô tô đã nghiên cứu những ứng dụng kiểm soát tình trạng xe mất cân bằng. Theo đó, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD ra đời. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm nhiều đến EBD, nhất là nữ giới. Thậm chí nhiều người lái xe hằng ngày vẫn không biết xe mình có được trang bị tính năng này hay không và nó có cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động như thế nào.
Nếu bạn đang băn khoăn lo lắng, hãy tham khảo nội dung được tôi tổng hợp ngay sau đây để có cái nhìn và sự hiểu biết đúng đắn hơn về hệ thống an toàn này.
Trong bài viết này, tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin cụ thể về hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? Tác dụng cụ thể và những lưu ý cần thiết khi sử dụng.
1Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì?
Hệ thống EBD là gì chính là câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về tính năng an toàn này. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử có ký hiệu là EBD (Electronic Brakeforce Distribution). Đây là công nghệ phanh ô tô tự động, trong đó lực phanh được phân bổ tới mỗi bánh xe tùy theo các điều kiện về tải trọng, điều kiện đường xá, mặt đường góc lái và tốc độ,... nhằm đảm bảo dừng xe một cách cân bằng nhất.
Ngày nay, EBD trở thành một trong các hệ thống phanh ô tô quan trọng, được trang bị trên hầu hết dòng xe hơi như Toyota Vios, Toyota Yaris, Corolla Altis, Honda City, Honda Civic, Mazda 2, Mazda CX-5, CX-8, Hyundai Accent, Hyundai Tucson, Kia Morning, Kia K3, VinFast Fadil, Lux A2.0,...
2Cấu tạo hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Đa số hệ thống EBD sử dụng chung phần cứng với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Bên cạnh đó, để có thể hoạt động hiệu quả hơn, phanh điện tử trên ô tô còn được trang bị thêm các bộ phận khác. Nhìn chung, cấu tạo của hệ thống phân phối lực phanh điện tử gồm có:
- Bộ điều khiển ECU: Bộ điều khiển điện tử nhận đầu vào thông tin từ các cảm biến và so sánh tốc độ của bánh xe với vận tốc ô tô. Ngay khi nhận thấy bánh xe có dấu hiệu bị trượt, hệ thống sẽ điều chỉnh lực phanh tác động sao cho phù hợp nhằm giảm tốc độ xe hay dừng xe hoàn toàn. Ngoài ra, ECU đóng vai trò như là não bộ kiểm soát mọi hoạt động của động cơ xe từ việc tiếp nhận dữ liệu của các cảm biến và đưa ra quyết định cho các bộ phận như lực phanh của mỗi bánh xe, góc đánh lửa, góc phối cam, ga động lực, nhiên liệu,... nhằm đảm bảo phương tiện hoạt động hiệu quả nhất.
- Cảm biến tốc độ bánh xe: Là thiết bị điện tử được sử dụng để theo dõi tốc độ của các bánh xe và truyền dữ liệu thông tin về bộ điều khiển ECU nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường khi đạp phanh. Cấu tạo của bộ phận này gồm nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ.
- Bộ điều khiển lực phanh: Phân phối lực phanh phù hợp nhất đến từng vị trí khác nhau. Bộ điều khiển lực phanh sẽ tiến hành bơm dầu vào đường dẫn và kích hoạt xi lanh trên mỗi phanh.
- Cảm biến góc lái: Cảm biến ghi lại góc xoay của vô lăng và gửi tín hiệu về ECU để nắm bắt hướng di chuyển người lái, đồng thời đánh giá tình huống bằng cách đo trọng tâm của xe, xem xe có đang bị trượt hay vẫn còn trong tầm kiểm soát. Ngay khi nhận thấy góc xoay của vô lăng, bánh xe và độ nghiêng thân xe không đồng nhất thì cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến ECU để điều chỉnh lực phanh giữ xe ở trạng thái cân bằng khi đánh lái gấp hay tránh chướng ngại vật trên đường.
- Cảm biến độ lệch thân xe: Đảm nhiệm chức năng đo vận tốc góc cùng độ giảm tốc theo mọi hướng của độ lệch xe ngay khi vào cua. Đồng thời truyền tín hiệu đến bộ điều khiển ECU để điều chỉnh lực phanh phù hợp nhằm đảm bảo tính ổn định và sự an toàn cho phương tiện. Cảm biến này thường hay kết hợp cùng hệ thống cân bằng điện tử ESC để hạn chế tai nạn lật xe.
- Cảm biến tải trọng: Có nhiệm vụ tính toán tải trọng xe để phân bổ lực phanh lý tưởng ở mỗi bánh.
- Van điều khiển thủy lực: Khác với van điều khiển ABS dùng chung cho cả 4 bánh xe, EBD trang bị thêm van điều khiển thủy lực nhằm điều chỉnh lưu lượng dầu cho từng bánh xe riêng biệt.
3Nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử
Sau khi khởi động xe, tất cả các dữ liệu trong quá trình di chuyển sẽ được liên tục truyền về bộ điều khiển trung tâm ECU qua các cảm biến về tốc độ xe, tốc độ vòng quay, góc tay lái, tải trọng, độ nghiêng xe,... Hệ thống cũng theo dõi sự thay đổi tốc độ quay của bánh xe để xác định tải trọng trên từng vị trí. Nếu nhận thấy xe bị nghiêng quá biên độ cho phép, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD sẽ tự động kích hoạt và thực hiện điều khiển lực phanh phù hợp cho từng bánh xe, đảm bảo xe dừng một cách cân bằng.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử còn được thể hiện rõ qua một số trường hợp dưới đây:
- Lái xe cua sang phải quá nhanh: Lúc này, cảm biến gia tốc ngang cùng cảm biến tải trọng sẽ nhận thấy xe nghiêng về bên trái, sau đó thông báo đến bộ điều khiển ECU. Tại thời điểm này, nếu lái xe không kiểm soát được tay lái và có nguy cơ bị mất lái thì dù bạn chưa kịp đạp phanh hệ thống EBD vẫn sẽ chủ động can thiệp để giảm tốc các bánh xe thông qua việc mở van dầu thắng. Đồng thời tự động điều chỉnh lực phanh để đạt hiệu suất phanh cao nhất và đảm bảo sự cân bằng.
- Lái xe cua gấp sang bên trái: Khi đó, trọng lượng của xe sẽ dồn hết về bên phải và hệ thống phanh điện tử EBD phải tăng lực lên bánh xe trái nhiều hơn. Trong trường hợp này, nếu xe không được trang bị phanh điện tử EBD, khi có sự cố thì 4 bánh xe nhận lực phanh như nhau khiến hai bánh bên phải nhận được nhiều lực phanh hơn. Điều này khiến xế hộp mất cân bằng và trượt ra khỏi đường.
- Xe ô tô phanh gấp: Khi xe gặp chướng ngại vật phía trước cần phải thắng gấp để tránh, toàn bộ trọng lượng xe cùng khối động cơ sẽ tập trung dồn về 2 bánh trước. Lúc này, ECU nhận được thông tin và tự động điều chỉnh lực phanh cho bánh sau nhận được nhiều hơn để đạt hiệu suất phanh cao nhất, quãng đường dừng xe đạt khoảng cách ngắn nhất nhưng vẫn giữ được sự thăng bằng.
Ngoài ra, trên thị trường có một số dòng xe được trang bị hệ thống EBD theo dõi góc đánh lái và tốc độ đổi hướng chạy. Nếu phát hiện xe đang thiếu lái hoặc dư lái trong lúc đang phanh ở giữa đoạn cua, hệ thống sẽ tự động phân bổ lực phanh điện tử cho phù hợp để xe luôn được kiểm soát tốt nhất.
Ngày nay, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD thường đi kèm với hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hệ thống phanh khẩn cấp EBA. Sự kết hợp này mang đến khả năng an toàn tối ưu cho hệ thống phanh.
4Hiệu quả và lợi ích của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
EBD có khả năng tự động kích hoạt, điều khiển lực phanh phù hợp cho từng bánh xe ngay khi cần thiết, kể cả người lái xe không đạp phanh. Tuy nhiên, EBD cần có sự bổ trợ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Nếu EBD hoạt động đến ngưỡng phanh trên bánh xe bị bó cứng, hệ thống ABS sẽ lập tức can thiệp để bánh đó lấy lại gia tốc, giúp tài xế lấy lại trạng thái cân bằng, làm chủ tay lái và tiếp tục vận hành an toàn.
Trong khi đó, hệ thống ABS có một hạn chế là lực phanh của các bánh xe gần như nhau nên khi đạp phanh, xe vẫn đi thêm 1 đoạn. Lúc này, hệ thống EBD sẽ can thiệp để cân bằng lại lực phanh lên các bánh, giúp quãng đường phanh ngắn hơn. Bạn sẽ thấy trên các dòng xe có ABS chưa hẳn đã có EBD, nhưng xe nếu có trang bị EBD chắc chắn phải có phanh ABS.
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử là một tính năng an toàn quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn, mang lại sự an tâm cho người lái xe. Khi phanh gấp, trọng lượng của xe sẽ dồn về phía trước, khiến bánh sau có xu hướng trượt. EBD sẽ điều chỉnh áp suất dầu phanh đến bánh sau để giảm lực phanh, giúp ngăn chặn hiện tượng trượt bánh, giúp xe duy trì khả năng kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
Ngoài ra, EBD cũng giúp cải thiện khả năng kiểm soát xe khi phanh. Khi lực phanh được phân phối đều giữa các bánh xe, xe sẽ duy trì khả năng kiểm soát tốt hơn, giúp tài xế dễ dàng điều khiển xe trong tình huống khẩn cấp.
5Lưu ý về hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Để đảm bảo việc phát huy hiệu quả cũng như tính an toàn khi sử dụng hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD thì người dùng cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây như:
- Dù được trang bị nhưng hệ thống EBD không thể thay thế cho kỹ năng lái xe an toàn. Người lái xe vẫn cần phải chú ý quan sát và xử lý tình huống kịp thời để đảm bảo an toàn.
- Hệ thống EBD tự động điều chỉnh lực phanh cho từng bánh xe dựa trên tình huống lái xe và tải trọng nhất định. Tránh can thiệp một cách thủ công trong các trường hợp không cần thiết.
- EBD có thể bị hỏng do các nguyên nhân như tai nạn, sử dụng phụ tùng kém chất lượng, hoặc không bảo dưỡng định kỳ. Nếu EBD bị hỏng, xe sẽ không thể phân phối lực phanh phù hợp, gây nguy hiểm khi phanh gấp. Do đó, chủ xe nên bảo đảm kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh điện tử EBD định kỳ.
- Phanh điện tử EBD có thể hoạt động không hiệu quả nếu lốp không đúng kích thước và áp suất lốp không chính xác. Do đó, bạn cần sử dụng lốp xe phù hợp, kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp theo đúng quy định của nhà sản xuất.
- Khi phanh gấp, cần đạp phanh đều và dứt khoát. Không nên đạp phanh quá mạnh hoặc quá đột ngột, vì điều này có thể khiến bánh xe bị khóa cứng và mất kiểm soát.
- Khi xe có tải trọng nặng, cần đạp phanh sớm hơn và dứt khoát hơn để đảm bảo xe có thể dừng lại an toàn. Tốt nhất nên chú ý phân bổ tải trọng đều trên xe để đảm bảo an toàn khi phanh.
Có thể thấy, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD dần trở thành một trong những tính năng an toàn tiêu chuẩn trên xe ô tô hiện nay giúp giảm thiểu các tình huống tai nạn gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
6Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD mà người lái có thể tham khảo thêm:
1
EBD rất cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Bảo dưỡng hệ thống phân phối lực phanh điện tử thường bao gồm kiểm tra các cảm biến, van điều khiển, và bộ xử lý trung tâm.
2
Phanh ABS trên ô tô và phanh điện tử EBD là hai hệ thống an toàn độc lập, không thể thay thế cho nhau. ABS giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa cứng, còn EBD giúp phân phối lực phanh phù hợp tới các bánh xe. Cả hai hệ thống đều cần thiết để đảm bảo an toàn khi phanh gấp.
3
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD thường được kết hợp với hệ thống chống bó cứng phanh ABS để tạo thành một hệ thống an toàn hiệu quả hơn. ABS giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa cứng khi phanh gấp, còn EBD giúp phân phối lực phanh phù hợp tới các bánh xe, giúp xe dừng an toàn hơn.
4
Khi xe có tải trọng không đồng đều, chẳng hạn như khi chở nhiều hàng ở một bên thùng xe, trọng lượng của xe sẽ dồn về phía bên đó. Lúc này, EBD sẽ giảm lực phanh ở bánh xe bên có tải trọng nặng hơn và tăng lực phanh ở bánh xe bên có tải trọng nhẹ hơn, giúp xe dừng an toàn và không bị lệch hướng.