Trong quá trình vận hành ô tô có không ít các trường hợp phải giảm tốc đột ngột nhằm tránh va chạm xảy ra. Khi đang đi ở tốc độ cao, nếu phanh xe gấp sẽ khiến người điều khiển lao về phía trước dễ gặp chấn thương. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA là một trong những tính năng hữu ích nằm trong hệ thống phanh trên ô tô với mục đích giảm thiểu tối đa sự tác động cũng như đảm bảo an toàn cho người ngồi. Vậy hệ thống EBA là gì? Cấu tạo, tác dụng và nguyên lý hoạt động ra sao?
Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ đem đến cho bạn những thông tin cần thiết về tính năng an toàn này cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp của nhiều chủ xe hiện nay.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tác dụng của hệ thống.
1Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA là gì?
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA (Emergency Brake Assist) hay BA/BAS là một hệ thống an toàn chủ động giúp giảm thiểu va chạm bằng cách tự động tăng cường lực phanh lên các bánh xe trong trường hợp người lái đạp phanh gấp nhưng không đủ lực, cho phép giảm tốc một cách an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất. Như vậy, xế hộp sẽ dừng lại nhanh và an toàn hơn.
2Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp
So với phanh ABS và EBD thì hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản hơn, gồm 9 bộ phận chính là:
- Cảm biến tốc độ
- Màng gắn cảm biến
- Xi-lanh phanh chính
- Nam châm
- Cảm biến mở
- Khoang công tắc
- Bộ xử lý trung tâm ECU
- Bầu trợ lực phanh hay bầu trợ lực chân không
- Bàn đạp phanh
Nguyên lý hoạt động:
- Hệ thống phanh khẩn cấp EBA được kích hoạt tự động khi người lái thực hiện đạp phanh gấp nhưng lực tác động lại không đủ. Lúc này, cảm biến tốc độ ở bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm ECU.
- Sau khi tiếp nhận dữ liệu, ECU sẽ phân tích dựa trên tốc độ di chuyển cũng như lực phanh để tính toán quãng đường phanh phù hợp. Cơ cấu truyền phanh kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại. Qua đó, lực phanh được tăng cường để quãng đường phanh ở mức ngắn nhất có thể và xe giảm tốc nhanh hơn.
- Khi được kích hoạt, đèn báo phanh khẩn cấp EBA sẽ hiển thị trên mặt đồng hồ táp lô của xe. Nếu người lái nhả chân phanh, hệ thống sẽ tự ngừng hoạt động.
3Các loại phanh khẩn cấp EBA
Có hai loại hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA chính là:
EBA cơ bản: Hệ thống này chỉ hoạt động khi người lái đạp phanh gấp, tự động tăng áp lực phanh để giúp xe giảm tốc nhanh hơn.
EBA nâng cao: Hệ thống hoạt động ngay cả khi người lái chỉ đạp phanh nhẹ thông qua việc sử dụng các cảm biến để phát hiện ra rằng người lái có thể đang cố gắng tránh va chạm. Nếu đúng như vậy, hệ thống sẽ tự động tăng áp lực phanh để giúp xe giảm tốc nhanh hơn.
4Tác dụng của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp được phát triển lần đầu tiên từ năm 1992 đến 1996 bởi hãng Daimler-Benz và TRW/Lucas-Verity. Tính năng an toàn được áp dụng đầu tiên trên hai dòng xế hộp Mercedes-Benz S-Class và SLK-Class. Sau đó, BMW và Volvo cũng cho ra đời hệ thống tương tự. Hãng Mercedes vẫn tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong công nghệ an toàn khi nâng cấp BAS lên BAS Plus. Hệ thống này có thêm hai radar đo tốc độ và khoảng cách tương đối của xe với vật cản phía trước.
Hiện nay, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA được trang bị trên nhiều dòng xe ô tô, từ phổ thông đến cao cấp như Toyota Vios, Honda City, Hyundai Accent, Kia Cerato, Mercedes-Benz C-Class, BMW 3 Series, Audi A4, Lexus IS,... mang đến trải nghiệm lái an toàn hơn cho người sử dụng.
Phanh khẩn cấp trên ô tô được đánh giá là một trong những công nghệ an toàn hiệu quả nhất, giúp giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông. Nếu như xe vận hành trong điều kiện bình thường thì người dễ dàng xác định được lực tác động lên bàn đạp phanh vừa đủ để đảm bảo giảm tốc an toàn. Tuy nhiên trong một số tình huống phải đạp phanh đột ngột, người lái chưa kịp phản ứng hay chưa thể đưa ra tính toán chính xác, lực phanh tạo ra không đủ mạnh và có xu hướng giảm so với thời điểm nhấn phanh đầu tiên dẫn đến quãng đường phanh lớn khiến xe bị trượt dài, có nguy cơ mất lái.
Tình huống này sẽ được cải thiện nếu hệ thống phanh khẩn cấp EBA được kích hoạt, cung cấp lực phanh giúp xe dừng lại với quãng đường phanh ngắn nhất, hạn chế trượt bánh, đảm bảo dừng xe một cách an toàn.
Khi phanh khẩn cấp trên ô tô kết hợp cùng với hệ thống ESS sẽ mang lại hiệu quả an toàn cao hơn. EBA cho phép xe giảm tốc an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất, trong khi ESS sẽ hỗ trợ cảnh báo trước những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm có thể xảy ra với người điều khiển xe.
5Lưu ý khi sử dụng hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA là một hệ thống an toàn chủ động quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho kỹ năng của người lái nên bạn vẫn cần tập trung khi lái xe và luôn sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng tính năng này mà chủ xe cần quan tâm:
- Hệ thống EBA có thể không hoạt động trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi xe đang di chuyển trên đường trơn trượt hoặc khi xe đang bị cản trở.
- Hệ thống EBA có thể gây ra hiện tượng bó cứng phanh, đặc biệt là khi xe đang di chuyển với tốc độ cao. Nếu cảm thấy xe bị bó cứng phanh, hãy nhả nhẹ chân phanh và sau đó đạp phanh lại.
Hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe theo định kỳ để đảm bảo hệ thống EBA luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt nhất.
Giữ cho cảm biến của hệ thống EBA luôn sạch sẽ. Bụi bẩn hoặc các vật cản có thể cản trở hoạt động của hệ thống EBA.
Hy vọng rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA cũng như hiệu quả và tầm quan trọng của tính năng này trong việc đảm bảo an toàn khi di chuyển. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
6Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp EBA mà chủ xe có thể tham khảo thêm:
1
Cũng như các tính năng an toàn khác, hệ thống EBA cũng cần được bảo dưỡng định kỳ, bao gồm các hạng mục như:
- Kiểm tra tình trạng của các cảm biến.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống.
- Sửa chữa/thay thế các bộ phận bị hư hỏng.
2
Phanh khẩn cấp EBA hoạt động dựa trên ba loại cảm biến chính là:
- Cảm biến tốc độ: Cảm biến này được lắp đặt ở các bánh xe để đo tốc độ quay. Khi người lái đạp phanh gấp, các cảm biến tốc độ sẽ phát hiện ra rằng tốc độ của một hoặc nhiều bánh xe đang giảm đột ngột. Điều này cho thấy rằng người lái đang cố gắng phanh gấp để tránh va chạm.
- Cảm biến góc lái: Được đặt trên vô lăng để đo góc quay của vô lăng. Khi người lái đạp phanh gấp, cảm biến góc lái sẽ phát hiện ra rằng người lái đang đánh lái để tránh va chạm.
- Cảm biến lực phanh: Cảm biến này được lắp đặt trên hệ thống phanh để đo lực phanh hiện tại. Khi người lái đạp phanh gấp, cảm biến lực phanh sẽ phát hiện ra rằng lực phanh hiện tại không đủ để dừng xe kịp thời.
3
Khi có dấu hiệu đèn báo của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA sáng trên bảng taplo, có nghĩa là hệ thống đang gặp phải vấn đề nào đó. Lúc này, việc điều khiển xe trong khi hệ thống BA đang gặp lỗi là vô cùng nguy hiểm.
Để có thể xác định được chính xác nguyên nhân khiến đèn báo lỗi sáng, bạn nên đem xe đến các trung tâm uy tín để được kiểm tra và sửa chữa sớm nhất có thể, nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe.