Việc lựa chọn mua xe ô tô máy xăng và máy dầu luôn là một quyết định quan trọng, gây băn khoăn cho nhiều người tiêu dùng. Vì mỗi động cơ sẽ đem đến sự khác biệt về trải nghiệm trong quá trình vận hành, nhờ sở hữu trong mình những ưu và nhược điểm riêng.

Ngày nay, xu hướng sử dụng xe thân thiện với môi trường như hybrid, xe điện đang ngày càng phổ biến, dần thay thế cho các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Tuy nhiên tại Việt Nam, hai loại động cơ xăng và diesel vẫn đóng vai trò chủ đạo trong thị trường ô tô.

Để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây, tôi sẽ trình bày chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của xe máy dầu và máy xăng. Từ đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nên mua xe nào phù hợp với nhu cầu.

1Điểm khác nhau cơ bản giữa động cơ dầu và động cơ xăng

Động cơ dầu vận hành theo nguyên tắc gọi là chu trình Diesel, quá trình đánh lửa được diễn ra khi nhiên liệu và không khí được trộn trực tiếp tại xi lanh, piston khi di chuyển đến điểm chết áp suất sẽ được nén đến mức cao, tới mức sinh ra lửa giúp xe có thể hoạt động

Khác với đó, thì động cơ xăng hoạt động theo quy trình Otto bởi bugi đánh lửa, khi hỗn hợp nhiên liệu và không khí được nén trong buồng đốt bốc cháy sinh ra công năng sẽ đẩy piston xuống, tạo ra công suất cho động cơ.

Cách thức hoạt động của động cơ máy dầu và máy xăng khác nhau
Cách thức hoạt động của động cơ máy dầu và máy xăng khác nhau

2Ưu và nhược điểm của xe máy dầu

Ngoài nhiên liệu sử dụng, thì cách hoạt động của động cơ máy dầu cũng có nhiều khác biệt so với máy xăng, cùng xem xe máy dầu có ưu nhược điểm gì mà người dùng cần chú ý.

#1. Ưu điểm của xe máy dầu

Động cơ dầu đốt cháy nhiên liệu hiệu quả hơn động cơ xăng, dẫn đến mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn, nhờ quá trình đốt cháy chậm hơn của động cơ dầu giúp tận dụng tối đa năng lượng từ nhiên liệu. Ngoài ra, giá dầu diesel cũng thường rẻ hơn xăng, giúp người dùng tiết kiệm chi phí vận hành.

Xe máy dầu luôn được trang bị mô-men xoắn cao cùng dung tích bà số xi lanh lớn giúp xe vận hành hiệu quả dù cho tải trọng lớn, đặc biệt là khi dải vòng tua máy thấp.

Vi dầu không thể bốc cháy ở nhiệt độ thường mà chỉ cháy trong điều kiện áp suất nhiệt độ cao, nên khi xảy ra va chạm, dầu bị rò rỉ thì tỷ lệ phát hỏa gây nguy hiểm sẽ thấp hơn khi sử dụng động cơ xăng.

Động cơ Diesel không có cấu tạo quá phức tạp nên ít bị hao mòn và hư hỏng các chi tiết bên trong nhờ thế có tuổi thọ cao và ít cần sửa chữa giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.

Ô tô máy dầu có nhiều ưu điểm nổi bật
Ô tô máy dầu có nhiều ưu điểm nổi bật

#2. Nhược điểm của xe máy dầu

Dải vòng tua máy dầu thấp hơn so với xe sử dụng động cơ xăng vì động cơ nặng hơn và tỷ số nén cao hơn. Dẫn đến khả năng tăng tốc chậm hơn vì mô-men xoắn cao.

Xe máy dầu thường có tiếng ồn lớn, nhưng để nâng cao trải nghiệm người dùng, ngày nay các hãng ô tô đã sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm khắc phục vấn đề này, tuy không êm bằng xe máy xăng nhưng đã cải thiện được tiếng ồn rất nhiều và thân thiện với môi trường hơn.

Xe máy dầu thường có tiếng ồn lớn
Xe máy dầu thường có tiếng ồn lớn

Hệ thống nhiên liệu hoạt động với áp suất cao nên các chi tiết cấu tạo phức tạp, từ đó việc sửa chữa đòi hỏi công nghệ cao và tốn kém hơn.

3Ưu nhược điểm của xe máy xăng

Động cơ máy xăng hoạt động phổ biến trên thị trường ô tô, nhờ sở hữu cho mình những ưu nhược điểm riêng biệt, cùng xe chi tiết đánh giá ngay sau đây.

#1. Ưu điểm của xe máy xăng

Xe sử dụng động cơ xăng thường có khả năng vận hành nhạy bén và nhẹ nhàng hơn do khối lượng động cơ nhẹ hơn và khả năng đạt tua máy cao. Nhờ vậy, xe có thể tăng tốc nhanh và di chuyển một cách linh hoạt.

Xe sử dụng động cơ xăng thường vận hành êm ái và ít tiếng ồn hơn so với xe sử dụng động cơ diesel phù hợp khi di chuyển trong thành phố. Đồng thời xe có ít hoặc không có mùi hôi khó chịu giúp giảm thiểu tình trạng say xe và mang lại cảm giác dễ chịu cho người ngồi trong xe.

Xe sử dụng động cơ xăng thường vận hành êm ái và ít tiếng ồn
Xe sử dụng động cơ xăng thường vận hành êm ái và ít tiếng ồn

Xe máy xăng được đo lường và đánh giá là có lượng khí thải thấp hơn so với xe động cơ diesel, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

#2. Nhược điểm của xe máy xăng

Xăng có giá bán cao hơn dầu diesel, đồng thời bộ máy hoạt động của máy xăng hoạt động cũng tốn nhiên liệu.

Xăng dễ bốc cháy nên khi xe va chạm mạnh, xăng bị rò rỉ thì nguy cơ cháy nổ xảy ra cao và nguy hiểm hơn xe máy dầu.

Ô tô máy xăng hoạt động tốn nhiều nhiên liệu hơn máy dầu
Ô tô máy xăng hoạt động tốn nhiều nhiên liệu hơn máy dầu

4Nên mua xe máy xăng hay máy dầu

Tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế, mức tài chính cũng như sở thích cá nhân mà bạn có thể đưa ra lựa chọn nên mua xe tô máy xăng hay máy dầu. Vì điều kiện đường sá và giao thông ở Việt Nam, việc lựa chọn xe xăng hay xe diesel cũng tạo ra nhiều điểm khác biệt.

Xe máy dầu sẽ là lựa chọn phù hợp cho những ai thường xuyên di chuyển đường dài, chú trọng vào tiết kiệm chi phí vận hành hay chở nhiều hàng hóa có tải trọng nặng, phù hợp để kinh doanh vận tải hoặc dịch vụ.

Trong khi đó, xe máy xăng sẽ thích hợp hơn khi thường xuyên di chuyển trong khu nội thành, yêu thích sự êm ái trong vận hành, ít tiếng ồn, không đề cao chi phí nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Tùy vào nhu cầu nên mua xe ô tô máy xăng hay máy dầu
Tùy vào nhu cầu nên mua xe ô tô máy xăng hay máy dầu

Như vậy, trên đây là những thông tin sự khác nhau của xe máy dầu và máy xăng, nên mua xe xăng hay dầu mà DailyXe trình bày chi tiết trên đây. Hy vọng các bạn sẽ đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình đề ra.

5Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Xe máy dầu và máy xăng khác nhau gì? Nên mua xe xăng hay dầu” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Giá trị bán lại của xe ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:thương hiệu, năm sản xuất, tình trạng xe hay mức độ phổ biến của xe trên thị trường. Nhưng nhìn chung, xe sử dụng động cơ dầu thường có giá trị bán lại cao hơn so với xe sử dụng động cơ xăng, vì xe sử dụng động cơ dầu có độ bền cao hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

2

Nên sử dụng nhiên liệu có chất lượng cao, đúng chủng loại, đồng thời thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng động cơ, vệ sinh hệ thống nhiên liệu để tránh tắc nghẽn.

3

Nên mang xe đi bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe, thường là sau mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng sử dụng. Việc bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo xe hoạt động hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.