Bảo dưỡng ô tô mới cần làm những gì? Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ như thế nào? Kinh nghiệm đi bảo dưỡng ô tô? Cách bảo dưỡng xe ô tô mới mua ? Đây là các câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của những ai lần đầu lái ô tô. Đã rất nhiều lần tìm hiểu kinh nghiệm đi bảo dưỡng ô tô định kỳ nhưng bạn đang phân vân chưa nắm rõ những nguyên tắc bảo dưỡng ô tô cho tài mới?

Là người vừa mua xe lần đầu và bạn chưa biết cách bảo dưỡng ô tô mới. Không cần phải lo lắng, bài viết này là dành riêng cho bạn. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn trả lời hết tất cả các thắc mắc trên, đồng thời trang bị cho bản thân thêm nhiều kinh nghiệm khi đi bảo dưỡng ô tô.

Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp đến bạn những cách bảo dưỡng xe ô tô mới cũng như 6 nguyên tắc mà tài mới nên nắm chắc để có thể duy trì xế hộp vận hành trong tình trạng tốt nhất.

1Hướng dẫn cách bảo dưỡng ô tô mới

Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, bạn nên bảo dưỡng ô tô mới mua lần đầu sau 3.000 - 5.000 km hoặc sau 3 tháng kể từ khi xe bắt đầu lăn bánh, tùy theo điều kiện và mức độ sử dụng hằng ngày. Lần đầu bảo dưỡng thường gồm một số công việc và hạng mục như:

#1. Thay dầu máy và kiểm tra lọc dầu xe

Đây là một trong những hạng mục bảo dưỡng ô tô mới mà chủ xe cần nắm. Thời gian thay dầu máy sẽ phụ thuộc vào loại xe, điều kiện vận hành và môi trường. Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, để xe hoạt động tốt nhất thì bạn nên thay dầu máy và kiểm tra lọc dầu sau mỗi 5.000 - 10.000 km hoặc sau 6 tháng sử dụng.

Thay dầu nhớt xe ô tô định kỳ
Thay dầu nhớt xe ô tô định kỳ

Việc thay dầu và kiểm tra lọc dầu thường xuyên không chỉ loại bỏ tạp chất mà còn giúp các động cơ cùng chi tiết trong xe được vận hành một cách trơn tru và mượt mà hơn, giảm sự hao mòn do ma sát giữa các chi tiết.

Chủ xe nên thay dầu máy và lọc dầu tại các trung tâm bảo dưỡng uy tín để đảm bảo được thực hiện đúng cách và an toàn. Nếu tự thay dầu máy và lọc dầu tại nhà, bạn cần lưu ý sử dụng dầu máy và lọc dầu chính hãng để đảm bảo chất lượng, thực hiện theo đúng quy trình tránh làm hỏng động cơ. Đồng thời, mang xe đi kiểm tra lại sau khi thay dầu máy và lọc dầu để đảm bảo vận hành ổn định.

#2. Vệ sinh lọc gió động cơ ô tô

Vệ sinh lọc gió động cơ nằm trong danh mục công việc bảo dưỡng ô tô mới đơn giản nhưng quan trọng, giúp đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Lọc gió động cơ đảm nhận nhiệm vụ chính là lọc sạch không khí trước khi hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Ngay khi xe đi vào hoạt động, bộ phận lọc gió rất dễ bị bám bụi làm cản trở không khí đi qua khiến cho hỗn hợp hòa khí không được đảm bảo.

Vệ sinh lọc gió động cơ khi bảo dưỡng ô tô mới
Vệ sinh lọc gió động cơ khi bảo dưỡng ô tô mới

Để thực hiện quá trình vệ sinh lọc gió, bạn chỉ cần đỗ xe ở nơi bằng phẳng và mở nắp ca-pô xe. Tìm vị trí lọc gió động cơ rồi tháo ra khỏi hộp bảo vệ. Bạn dùng chổi vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn và rác trên bề mặt lọc gió. Trường hợp nếu lọc gió quá bẩn, bạn có thể dùng vòi xịt hơi để thổi sạch bụi bẩn. Cuối cùng là lắp lọc gió động cơ vào hộp bảo vệ.

#3. Kiểm tra lọc gió điều hòa

Dù chỉ là bộ phận nhỏ bé nhưng lọc gió điều hòa có công dụng rất lớn. Bộ lọc gió sẽ giúp giữ lại những bụi bẩn từ môi trường bên ngoài và không bị xâm nhập vào bên trong trước khi không khí đi qua dàn lạnh. Nhờ bộ lọc mà tất cả người ngồi trong xe sẽ được tận hưởng làn gió điều hòa trong sạch và mát mẻ hơn.

Thông thường, khi bộ lọc gió điều hòa bị dính nhiều bụi bẩn sẽ rất dễ nhận ra bởi gây mùi khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dùng. Chính vì thế mà việc kiểm tra lọc gió điều hòa khi bảo dưỡng ô tô mới là vô cùng cần thiết.

Kiểm tra lọc gió điều hòa
Kiểm tra lọc gió điều hòa

Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, bạn nên kiểm tra lọc gió điều hòa sau mỗi 5.000 km hoặc sau 3 tháng sử dụng và cần thay lọc gió điều hòa mới sau mỗi 20.000 km hoặc sau 1 năm sử dụng. Nếu phải lái xe trong điều kiện môi trường nhiều bụi bẩn, bạn nên vệ sinh hoặc thay lọc gió điều hòa thường xuyên hơn.

#4. Kiểm tra kỹ phanh xe

Phanh xe có thể coi là một bộ phận quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách trong trường hợp cần dừng hay giảm tốc độ đột ngột. Do chịu nhiều áp lực nhất nên đương nhiên chúng rất dễ bị hao mòn.Vì vậy, việc kiểm tra kỹ phanh xe ô tô khi bảo dưỡng ô tô mới là một việc cần thiết để đảm bảo bộ phận này hoạt động hiệu quả.

Kiểm tra kỹ hệ thống phanh xe
Kiểm tra kỹ hệ thống phanh xe

Phanh xe khi không được vệ sinh sạch sẽ gây nên hiện tượng xước đĩa phanh và làm giảm độ ma sát khi đạp. Một số bước kiểm tra phanh xe ô tô bao gồm mức dầu phanh, độ dày đĩa phanh, độ mòn má phanh, hệ thống phanh ABS và kiểm tra hiệu quả phanh bằng cách đạp thử chân phanh nhiều lần. Nếu phanh có dấu hiệu bị mòn, kêu âm thanh lạ, bạn cần mang xe đi kiểm tra tại các trung tâm bảo dưỡng uy tín. Ngoài các bước kiểm tra trên, bạn cũng nên chú ý đến một số dấu hiệu bất thường của hệ thống phanh như phanh bị kêu khi đạp, phanh bị rung hoặc không ăn,...

Việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ là hết sức cần thiết cho dù là xe mới hay xe đã sử dụng lâu. Ngoài những bộ phận chính vừa nêu trên thì chủ xe còn cần phải chú ý đến dầu hộp số hay trợ lực lái,... để xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.

26 nguyên tắc bảo dưỡng xe dành cho người mới

Bảo dưỡng ô tô định kỳ là một việc cần thiết để đảm bảo xe vận hành trơn tru và đảm bảo an toàn. Đối với các tài mới, việc nắm vững các nguyên tắc bảo dưỡng xe dưới đây là vô cùng quan trọng.

#1. Tuân thủ theo sổ tay bảo dưỡng

Sổ tay bảo dưỡng là tài liệu hướng dẫn bạn về lịch trình bảo dưỡng xe theo số km hoặc thời gian. Lịch trình này sẽ được nhà sản xuất xe khuyến nghị dựa trên các yếu tố như loại xe, điều kiện vận hành và môi trường. Người mới mua xe nên tuân thủ theo các hướng dẫn được đề cập để đảm bảo xế hộp luôn trong tình trạng tốt nhất.

Bảo dưỡng ô tô theo lịch trình bão dưỡng
Bảo dưỡng ô tô theo lịch trình được cung cấp

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý lịch bảo dưỡng sẽ phụ thuộc vào từng mẫu xe nhưng có một điểm chung đó là thời gian bảo dưỡng trung bình sau 6 tháng hoặc sau khoảng hơn 5.000 km lái xe. Sau thời điểm này, bạn cần đem xe đi bảo dưỡng tại các hãng hoặc gara uy tín để nhân viên kỹ thuật đánh giá chuyên môn các bộ phận cũng như chức năng của chúng gồm mức dầu, áp suất lốp, phanh và lốp…

Lần kiểm tra chi tiết và toàn diện tiếp theo cho xe sẽ là sau 18 tháng. Các bộ phận được kiểm tra có chi tiết trong sổ tay bảo dưỡng được cung cấp.

#2. Vệ sinh và giữ xe sạch sẽ

Việc giữ xe sạch sẽ không chỉ giúp xế hộp trông đẹp và thẩm mỹ hơn mà còn phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Bạn nên rửa xe thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, đất đá và các chất gây hại khác bám trên bề mặt ô tô có thể gây gỉ sét hoặc ăn mòn. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh nội thất xe để đảm bảo không gian bên trong xe luôn sạch sẽ và thoáng mát.

Vệ sinh và giữ xe sạch sẽ
Vệ sinh và giữ xe sạch sẽ

Chú ý thường xuyên làm sạch bảng điều khiển, sàn xe, ghế bọc, tay cầm cũng như kính cửa để duy trì chất lượng sử dụng của xe. Việc chăm chút cho xe kỹ lưỡng sẽ giúp giữ giá trị của xe khi có nhu cầu bán lại. Bởi giá trị của chiếc xe sẽ giảm dần theo tổng thể tình trạng động cơ, nội thất cũng như ngoại hình.

#3. Tuân thủ theo các quy trình kiểm tra xe phù hợp

Ngoài việc bảo dưỡng ô tô mới định kỳ, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các bộ phận quan trọng như ắc quy, má phanh, bugi, lốp xe và áp suất lốp,... nhằm phát hiện sớm các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn. Bởi vì nếu có bất kỳ lỗi nhỏ nào cũng có khả năng gây rắc rối trong quá trình vận hành xe. Bạn có thể tự kiểm tra hoặc mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được kiểm tra bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Tuân thủ quy trình kiểm tra các bộ phận quan trọng của ô tô
Tuân thủ quy trình kiểm tra các bộ phận quan trọng của ô tô

Dầu động cơ cũng là một chất lỏng thiết yếu giúp bôi trơn và bảo vệ động cơ cùng các bộ phận liên quan, tránh hiện tượng hao mòn do chuyển động liên tục. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên chú ý đến các chất lỏng khác như dầu phanh, chất làm mát, nước rửa kính chắn gió, dầu trợ lực lái, dầu hộp số hay chất tẩy rửa,... luôn ở mức phù hợp, tránh để bị cạn hoặc nhiễm bẩn.

#4. Hiểu rõ về xe ô tô của mình

Mỗi một dòng xe sẽ có những điểm khác nhau về diện mạo thiết kế, trang bị nội thất, công nghệ, phụ tùng,... Do đó, khi mới mua xe, để nắm bắt được cách bảo dưỡng ô tô mới thì bạn cần phải có kiến thức về xế hộp của mình.

Nắm bắt được cách bảo dưỡng ô tô mới của bạn
Nắm bắt được cách bảo dưỡng ô tô mới của bạn

Cụ thể hơn là chủ xe cần hiểu về việc thay dầu nhớt, hệ thống đèn cảnh báo, nắm rõ các thông báo một số lỗi về hệ thống làm mát hoặc áp suất lốp thấp. Ngoài ra, các tài mới cũng cần làm quen với các bước kiểm tra cơ bản như mức dầu động cơ, vòng tua máy, áp suất lốp và ắc quy,...

#5. Làm sạch các bộ lọc của xe thường xuyên

Để xế hộp có thể hoạt động bình thường, giữ sạch sẽ các bộ lọc xe là điều vô cùng quan trọng. Khi xe di chuyển, không khí sẽ đi vào đầu xe và sau đó thông qua bộ lọc gió để nạp vào buồng đốt động cơ. Khi các mảnh vụn, tạp chất hoặc chất gây ô nhiễm mắc kẹt vào trong bộ lọc sẽ khiến quá trình này gặp vấn đề và không được ổn định, gây mất hiệu suất hoạt động động cơ.

Nếu để lọc gió điều hòa bị bám bẩn quá nhiều sẽ làm luồng không khí lưu thông không hiệu quả hoặc các vi khuẩn có hại và mùi hôi lan tỏa trong cabin gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra các bộ lọc và làm sạch hoặc thay thế khi cần thiết.

Làm sạch các bộ lọc của xe
Làm sạch các bộ lọc của xe

#6. Che đậy bảo vệ ô tô

Nếu không có nhà để xe, bạn cần phải dùng bạt che để đậy ô tô kỹ lưỡng nhất là khi để xe lâu không sử dụng để tránh các chất bẩn như mưa, bụi bẩn, phân chim hay nhựa cây... bám vào bề mặt xe lâu ngày làm hỏng ngoại thất xe.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi bảo dưỡng ô tô mới, hạn chế các rủi ro và giúp xe vận hành một cách an toàn, bền bỉ theo thời gian. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

3Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bảo dưỡng ô tô mới mua mà chủ xe có thể tham khảo:

1

Lịch trình thay dầu máy sẽ phụ thuộc vào loại xe, điều kiện vận hành và môi trường. Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, bạn nên thay dầu máy sau mỗi 5.000 - 10.000km hoặc sau 6 tháng sử dụng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng loại dầu máy phù hợp được nhà sản xuất xe khuyến nghị. Thông tin này thường được ghi trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.

2

Bạn có thể bảo dưỡng ô tô tại các trung tâm chăm sóc và bảo dưỡng uy tín hoặc tự bảo dưỡng tại nhà nếu có đủ dụng cụ, kiến thức và kỹ năng cần thiết.

3

Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, bạn nên bảo dưỡng ô tô mới mua lần đầu sau 3.000 - 5.000 km hoặc sau 3 tháng sử dụng, tùy theo điều kiện và mức độ sử dụng xe hằng ngày. Lần bảo dưỡng này sẽ bao gồm các công việc như thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa, kiểm tra các bộ phận quan trọng như lốp, phanh, hệ thống lái, hệ thống treo,...