Sự phát triển kinh tế kéo theo đó là sự gia tăng sử dụng ô tô cá nhân, dẫn đến tỷ lệ vi phạm an toàn giao thông do ô tô gây ra cũng tăng cao. Ngoài những lỗi do nguyên nhân khách quan, không ít tài xế cũng mắc phải các lỗi vi phạm giao thông vô ý do mất tập trung khi đi trong thành phố.

Các lỗi thường gặp mà người lái xe thường xuyên mắc phải là nguyên nhân gây mất an toàn và có nguy cơ vi phạm luật giao thông. Vậy đó là những lỗi vi phạm nào? Khi vi phạm sẽ bị xử phạt ra sao? Mức phạt cho các hành vi vi phạm là bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ đều được tôi giải đáp ở phần thông tin dưới đây.

Ở bài viết này DailyXe sẽ chỉ ra các lỗi vi phạm luật giao thông mà rất nhiều tài xế mới thường mắc phải, bên cạnh đó là những điều luật quy định và các mức phạt cho các lỗi này.

1Chặn phần đường cho người đi bộ

Bên cạnh việc gây nguy hiểm cho người đi đường, việc dừng xe ô tô chắn ngang làn đường dành cho người đi bộ gây vi phạm luật giao thông đường bộ đồng thời có thể bị phạt tiền. Cụ thể, tại Điểm h Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển "Cấm dừng xe và đỗ xe".

Mức phạt ô tô dừng đỗ sai quy định
Mức phạt ô tô dừng đỗ sai quy định

2Vượt ở góc khuất

Không ít các vụ tai nạn xảy ra liên quan đến việc các tài xế vượt xe ở góc khuất hay những đoạn đường cong. Đây được xem là hành vi gây nguy hiểm và bị xử phạt nặng theo quy định của pháp luật.

Theo điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trường hợp muốn vượt phương tiện khác cần tuân thủ quy tắc là "Không được vượt ở đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế".

Theo Điểm d Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Không nên vượt xe đoạn đường đèo dốc hay góc khuất mất tầm nhìn gây nguy hiểm
Không nên vượt xe đoạn đường đèo dốc hay góc khuất mất tầm nhìn gây nguy hiểm

3Sử dụng đèn cảnh báo đúng cách

Bạn chỉ nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi gặp tình huống khẩn cấp thật sự, khi tham gia giao thông bạn cần có ý thức sử dụng. Không ít người vẫn đang lạm dụng đèn này và sử dụng sai mục đích của nhà sản xuất.

Một số trường hợp nên sử dụng đèn cảnh báo được các nhà sản xuất khuyến cáo:

  • Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường – Khi đi trên đường cao tốc hay quốc lộ, nếu xe gặp phải sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định và bắt buộc phải đỗ lại bên đường thì tài xế cần bật đèn khẩn cấp để xe khác chủ động tránh. Đây cũng là cách để kêu gọi sự giúp đỡ từ những người đi đường.
  • Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm – Nếu rơi vào tình huống không thể tấp vào lề dừng đỗ, người lái nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện lưu thông khác biết rằng xe đang gặp trục trặc để mà biết cách xử lý tình huống.
  • Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, sương mù bình thường thì người lái chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần là được. Không cần bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết ý định của bạn khi nào rẽ hay khi nào chuyển làn, chưa kể đến việc đèn khẩn cấp còn có thể làm mờ đèn phanh.
Bật đèn khẩn cấp xe di chuyển thời tiết xấu
Bật đèn khẩn cấp xe di chuyển thời tiết xấu

4Dừng đỗ xe ô tô trên cầu sai quy định

Dù vô tình hay cố ý, thực tế việc đỗ xe trên cầu là nguyên nhân gây cản trở giao thông, làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác đồng thời khiến bạn có thể bị xử phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nhiều người dân có thói quen dừng, đỗ xe trên cầu để hóng mát, ngắm cảnh, câu cá… Theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành, vị trí trên cầu, cầu vượt, hầm chui, gầm cầu vượt,... là nơi mà ô tô, xe máy không được phép dừng đỗ.

Khi cố tình dừng đỗ xe trên cầu, nếu CSGT phát hiện có thể bị phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với lỗi dừng, đỗ xe trên cầu như sau:

  • Theo khoản 4, điều 5: Hành vi dừng đỗ xe ô tô trên cầu sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Đồng thời, lái xe còn bị tước GPLX từ 1-3 tháng theo khoản 11, điều 5 Nghị định này.
  • Còn nếu dừng đỗ tại cầu thuộc phạm vi của đường cao tốc, lái xe còn có thể bị phạt từ 6-8 triệu đồng; tước GPLX từ 2-4 tháng theo khoản 6, khoản 11 của Nghị định.
Dừng đỗ xe ô tô trên cầu sai quy định dễ gây tai nạn giao thông
Dừng đỗ xe ô tô trên cầu sai quy định dễ gây tai nạn giao thông

5Không bật đèn khi chạy trong đường hầm

Hầm đường bộ thường thiếu ánh sáng tự nhiên, việc bật đèn chiếu sáng giúp tăng cường tầm nhìn cho người lái xe, quan sát rõ ràng các chướng ngại vật và tình trạng giao thông, đồng thời tránh bị xử phạt theo quy định.

Tại điểm r khoản 3 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối người điều khiển giao thông không bật đèn trong hầm đường bộ cụ thể:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm "Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;". Và nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Ngoài ra, người điều khiển không nên bật đèn pha vì ánh sáng mạnh của đèn pha sẽ làm phương tiện lưu thông ngược chiều chói mắt, hạn chế tầm nhìn, dẫn đến nguy cơ va chạm cao.

Tuân thủ các biển báo bật đèn xe khi lái xe hầm đường bộ
Tuân thủ các biển báo bật đèn xe khi lái xe hầm đường bộ

6Nhập làn không bật đèn xi nhan

Bật xi nhan trước khi nhập làn là quy định bắt buộc của luật giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho cả người lái xe và những người tham gia giao thông khác. Lái xe nên bật xi nhan trước khi nhập làn đường mới ít nhất 5 giây để thông báo cho các phương tiện khác, giúp các xe khác có thời gian nhường đường hoặc điều chỉnh tốc độ, đảm bảo an toàn cho việc chuyển làn.

Theo đó, tại Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt ô tô không bật xi nhan cụ thể:

  • Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng trường hợp chuyển làn đường không có tín hiệu xi nhan báo trước;
  • Phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng trường hợp xe chuyển hướng nhưng không bật xi nhan báo rẽ.
Mức phạt sử dụng bật đèn xi nhan không đúng cách
Mức phạt sử dụng bật đèn xi nhan không đúng cách

7Mở cửa xe ô tô không quan sát

Việc mở cửa khi không chú ý quan sát hay mở cửa quá nhanh có thể làm những người tham gia giao thông bị bất ngờ, dễ dẫn đến mất lái và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Theo điểm đ khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện an toàn khi mở cửa xe ô tô như sau: Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn

Nếu người tham gia giao thông vi phạm sẽ bị xử phạt theo điểm g khoản 2 Điều 5 và c khoản 12 Điều 5 Nghị định 100/NĐ-CP/2019 quy định về xử phạt vi phạm khi mở cửa xe ô tô không quan sát như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
  • Mở cửa xe ô tô không quan sát mà gây tai nạn thì chủ xe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng đối với hành vi mở cửa xe ô tô mà không quan sát.
Mở cửa xe ô tô không quan sát bất ngờ dẫn đến tình huống nguy hiểm
Mở cửa xe ô tô không quan sát bất ngờ dẫn đến tình huống nguy hiểm

Tuy nhiên, hiện nay trên các dòng xe đời mới đã trang bị tính năng cảnh báo có vật cản hoặc có xe khác tiến từ sau tới khi người ngồi trong xe có ý định mở cửa, từ đó có thể giảm thiểu những nguy hiểm khi mở cửa xe ô tô.

8Bấm còi trong khu đông dân cư

Nhiều tài xế xe ô tô, xe tải bấm còi vô tội vạ không chỉ ban ngày mà còn vào ban đêm trong khu đô thị, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân, chính vì thế những điều khoản và các mức xử phạt cần được đưa ra nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông thông cụ thể:

Tại khoản 12, 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm hành vi :

  • Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

Đối với những trường hợp vi phạm, việc xử lý được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm g khoản 1 Điều 5). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm b khoản 3 Điều 5). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định (điểm d khoản 4 Điều 16).

Tóm lại rằng, việc tuân theo quy định được đề ra là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn và đúng trật tự xã hội. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

9Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề "Các lỗi xe ô tô thường gặp rất nhiều người mới lái xe vi phạm" mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người mới lái xe thường mắc phải những lỗi vi phạm giao thông, có thể kể đến như:

  • Do mới bắt đầu lái xe, người mới chưa có đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống giao thông bất ngờ.
  • Do chưa được đào tạo bài bản, nhiều người mới lái xe không nắm rõ các quy định và biển báo giao thông.
  • Việc lái xe trên đường phố đông đúc có thể khiến người mới lái xe cảm thấy lo lắng, căng thẳng.

2

Mức phạt cho các lỗi vi phạm giao thông được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Luật giao thông đường bộ 2008 hoặc các nghị định được ban hành khác. Mức phạt sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi vi phạm.

3

Người dân có thể tra cứu thông tin về lỗi vi phạm giao thông qua các trang chính thống như: Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải hoặc Website của Cục Cảnh sát giao thông để có thể tìm hiểu thêm về các lỗi phạt cũng như biết những vi phạm của mình.