Nhiều người băn khoăn về thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất. Việc chuẩn bị hồ sơ và hoàn tất các bước hành chính có thể khiến bạn cảm thấy lúng túng. Bên cạnh đó là những thay đổi, bổ sung từ Bộ giao thông vận tải mà bạn chưa cập nhật kịp thời. Từ đó khiến hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe của bạn có nguy cơ bị từ chối hoặc khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức.

Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể tự mình chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, làm đúng thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất theo đúng quy định mới nhất mà tôi đã tổng hợp được và trình bày ngay dưới đây.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất năm 2024 đầy đủ nhất mà rất nhiều người quan tâm hiện nay, từ đó có thể phần nào hỗ trợ bạn trong việc hoàn thành thủ tục của mình.

1Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe

Khi xin cấp lại giấy phép lái xe thì tùy vào thời hạn của giấy phép lái xe mà người lái có thể sẽ phải dự thi sát hạch lý thuyết và thực hành, từ đó quy trình và thủ tục cũng không giống nhau cụ thể:

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu (phụ lục 19 của Thông tư số 12/2017/TT- BTNMT)
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước với công dân Việt Nam, hộ chiếu còn hạn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng và thẻ thường trú, tạm trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ của người nước ngoài
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận.
  • Bản chính hồ sơ gốc của xe nếu có (Khoản 3 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe

Trường hợp 1:

Các loại bằng lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng hoặc đã quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, thì người lái xe không phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Trong trường hợp GPLX còn thời hạn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Tổng Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành cấp lại giấy phép lái xe theo Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cụ thể:

  • Người cần cấp lại GPLX đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, nộp 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình các bản chính các hồ sơ để đối chiếu.
  • Nếu hồ sơ của bạn không có thông tin về việc bằng lái xe bị thu giữ hoặc xử lý bởi cơ quan chức năng, thời gian để cấp lại bằng lái xe sẽ là 02 tháng kể từ ngày nộp khi hoàn tất đầy đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định.

Trường hợp 2:

Đối với trường hợp bị mất giấy phép lái xe mà giấy phép lái xe đã quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên và có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không bị thu giữ, xử lý thì sau thời hạn 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, người lái xe sẽ phải dự thi sát hạch cụ thể:

  • Nếu như giấy phép lái xe quá thời hạn từ 03 tháng đến 1 năm thì dự sát hạch lại lý thuyết.
  • Nếu như giấy phép lái xe quá thời hạn từ 1 năm trở lên thì dự sát hạch lại lý thuyết và sát hạch thực hành.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Người lái xe nộp hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo đúng quy định

  • Sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định và tiến hành dự sát hạch lại.
  • Tài xế sẽ được cấp lại bằng lái xe nếu đạt kết quả sách hạch (Khoản 3 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
Nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại GPLX
Nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại GPLX

2Lệ phí cấp lại bằng lái xe ô tô

Khi cấp lại GPLX bạn cần nộp một khoản phí nhất định, mức thu lệ phí có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan tiếp nhận hồ sơ để được hướng dẫn cụ thể về mức phí cần nộp.

♦ Đối với trường hợp 1 Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng135.000 đồng/lần.

♦ Đối với trường hợp 2 Giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:

  • Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần
  • Phí sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F) bao gồm: Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.(Thông tư 188/2016/TT-BTC)

3Bằng lái xe ô tô và hồ sơ gốc bị mất có xin cấp lại được không?

Theo Điều 43 Cấp lại giấy phép lái xe tại thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/03/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/06/2009 ban hành quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trường hợp mất cả giấy phép lái xe và hồ sơ lái xe vẫn có thể làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe. Tuy nhiên, việc lưu giữ hồ sơ gốc sẽ giúp việc tra cứu thông tin về giấy phép lái xe của bạn tại cơ quan quản lý trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Trường hợp đã mất cả giấy phép lái xe và hồ sơ lái xe, bạn cần điền đầy đủ thông tin trên đơn đề nghị đổi cấp lại giấy phép lái xe. Trường hợp bạn không nhớ số giấy phép lái xe thì phải điền đầy đủ các thông tin còn lại để làm cơ sở tra cứu trên hồ sơ lưu trữ của sở.

Bằng lái xe ô tô và hồ sơ gốc bị mất vẫn được lại GPLX
Bằng lái xe ô tô và hồ sơ gốc bị mất vẫn được lại GPLX

4Có giấy hẹn cấp bằng lái xe mới khi bị mất có được tham gia giao thông?

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không quy định loại giấy tờ nào có thể thay thế cho Giấy phép lái xe. Do đó, Giấy hẹn lấy GPLX không được xem là giấy tờ hợp lệ để điều khiển phương tiện giao thông. Nếu người điều khiển xe ô tô ra đường mang theo giấy hẹn vẫn có thể bị quy về lỗi “Không có GPLX” và bị xử phạt theo đúng quy định

Căn cứ vào điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Đối với người điều khiển ô tô, máy kéo hay các loại xe tương tự ô tô: phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng khi điều khiển phương tiện không có bằng.

Người điều khiển phương tiện giao thông nên xem tìm hiểu mức phạt lái xe ô tô không có bằng lái để có thể hiểu rõ hậu quả của hành vi vi phạm, từ đó tránh mắc phải, nâng cao ý thức chấp hành luật, đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

Tham gia giao thông không mang bằng lái xử phạt theo quy định
Tham gia giao thông không mang bằng lái xử phạt theo quy định

Tóm lại, mất bằng lái xe ô tô là điều không ai mong muốn, nhưng bạn hoàn toàn có thể xin cấp lại giấy phép lái xe ô tô bị mất một cách dễ dàng theo những gì tôi vừa chia sẻ ở trên. Hy vọng những thông tin mà DailyXe mang đến sẽ thật sự hữu ích cho bạn.

5Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Giấy phép lái xe ô tô bị mất” mà nhiều bác tài có thể quan tâm và theo dõi.

1

Bằng lái xe quốc tế International Driving Permit (IDP) do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam. Vì thế nên khi bị mất bằng lái xe, tài xế không thể sử dụng bằng quốc tế để thay thế.

2

Bạn có thể nộp hồ sơ cấp lại bằng lái xe ô tô theo hình thức trực tuyến thông qua trang Cổng dịch vụ quốc gia https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html. Tại đây bạn điền đầy đủ các thông tin và tải lên các loại giấy tờ theo yêu cầu.

3

Dưới đây là những lưu ý khi làm thủ tục cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất:

  • Bạn cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực để nộp hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe ôtô bị mất.
  • Đối với bằng lái thẻ nhựa mới hiện nay (PET) bạn không cần có hồ sơ gốc.
  • Đối với bằng lái xe cũ (thẻ giấy), cần có hồ sơ gốc khi nộp hồ sơ xin cấp lại.
  • Nếu mất hồ sơ gốc, cần làm thủ tục cấp lại hồ sơ gốc trước.