Nhiều vụ tai nạn ô tô thường xuyên xảy ra, các lỗi vi phạm giao thông không ngừng tăng lên, nhiều tài xế chủ quan trong quá trình lái xe hay vượt quá tốc độ là điều không mong muốn. Để giải quyết và giảm thiểu những tình trạng trên, hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA đã ra đời.

Tính năng an toàn của chiếc xe không chỉ là sự kết hợp giữa các giải pháp hiệu quả mà còn là kết quả của cấu trúc và nguyên lý hoạt động phức tạp. Dưới đây là một số tổng hợp thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về những tính năng an toàn mà chiếc xe mang lại cho người dùng.

Bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA là gì trên các ô tô hiện nay, các cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những lợi ích mà chúng đem lại trong quá trình sử dụng.

1Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA là gì?

Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA là tính năng an toàn giúp người lái tuân thủ tốc độ được quy định một cách chủ động trong mọi tình huống giao thông trên đường nhờ vào nhận biết ký hiệu biển báo trên đường, hệ thống bản đồ định vị GPS hoặc cài đặt trước đó của người lái.

Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA trên xe ô tô
Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA trên xe ô tô

2Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA

Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA được cấu tạo từ những thành phần chính có thể kể sau đây:

  • Hệ thống cảm biến camera và radar: Được lắp đặt phía trước xe nhằm mục đích quan sát và nhận diện biển báo giao thông có trên tuyến đường xe đi qua.
  • Hệ thống định vị GPS: giúp hệ thống phát hiện các biển báo giới hạn tốc độ, khu vực đông đúc và các thay đổi trong điều kiện đường xá, giúp hệ thống đưa ra những cảnh báo chính xác hơn cho người lái.
  • Bộ phận điều khiển: Tiếp nhận thông tin từ camera và những cảm biến để vận hành xe đi đúng với vận tốc được đặt ra.

3Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA

Hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn được kích hoạt khi xe đạt tốc độ từ 20km/h - 130km/h, lúc này các cảm biến và camera sẽ bắt đầu quét xung quanh đường, để phát hiện các biển báo giới hạn tốc độ và các điều kiện giao thông khác. Bên cạnh đó sử dụng hệ thống định vị GPS nhằm phát hiện xe đang ở khu vực đông dân cư, trường học hoặc có biển báo giới hạn tốc độ thấp, hệ thống sẽ tự động giảm tốc độ xe để đảm bảo an toàn.

Khi xe đang chạy ở tốc độ giới hạn, nếu có biển báo với tốc độ thấp hơn hoặc cao hơn, xe sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của mình theo biển báo. Mức độ dung sai của tốc độ sẽ được xóa khỏi bộ nhớ.

Hoạt động camera nhận biết báo giao thông giới hạn tốc độ
Hoạt động camera nhận biết báo giao thông giới hạn tốc độ

Các hiển thị giới hạn được hiển thị và cập nhật liên tục trên màn hình kỹ thuật số theo các tuyến đường. Nếu tuyến đường đó không có giới hạn, hệ thống sẽ tự động áp dụng tốc độ mà người lái điều chỉnh khi di chuyển trên đoạn đường không có giới hạn trước đó.

4Những lợi ích mà hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA

Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA mang lại lợi ích tương tự như Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control trong việc giúp chủ động kiểm soát tốc độ xe, nhờ đó người lái có thể giảm mệt mỏi, tăng tính thoải mái tập trung hơn vào việc quan sát đường và xử lý tình huống, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Bên cạnh đó ASLA là một trợ thủ đắc lực giúp người lái chủ động kiểm soát tốc độ, tránh vượt quá tốc độ giới hạn, từ đó đảm bảo an toàn giao thông và tránh bị xử phạt.

Giúp người lái chủ động kiểm soát tốc độ, tránh vượt quá tốc độ giới hạn
Giúp người lái chủ động kiểm soát tốc độ, tránh vượt quá tốc độ giới hạn

Theo một nghiên cứu của Viện Giao thông Vận tải Mỹ, khoảng 26% số vụ tai nạn giao thông tử vong ở Mỹ là do vượt quá tốc độ, vì thế ASLA ra đời giúp người lái duy trì tốc độ phù hợp với quy định, từ đó giảm thiểu những tai nạn xảy ra.

5Lưu ý khi sử dụng hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA

Khi sử dụng hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA người lái nên chú ý một vài điều sau để quá trình vận hành trở nên suôn sẻ và an toàn hơn:

  • Tính năng an toàn chủ động giới hạn tốc độ ASLA không hoạt động khi vận tốc dưới 20km/h
  • ASLA hoạt động kém hiệu quả trong điều kiện thời tiết kém như trời mưa, sương mù dày đặc, khiến việc nhận diện và quan sát tình hình xung quanh bị hạn chế.
  • Hệ thống không thể phát hiện được các biển báo tốc độ bị hỏng hoặc bị che khuất.
  • Hệ thống ASLA có thể không hoạt động chính xác trong khu vực có nhiều biển báo tốc độ thay đổi liên tục.
  • Tính năng hỗ trợ người lái có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn, nhưng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì thế người lái vẫn cần luôn cần chú ý quan sát và sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ khác để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA là tính năng an toàn nên có trên xe ô tô, không chỉ để giảm thiểu những tai nạn xảy ra vì quá tốc độ mà còn giúp người lái thoải mái hơn trong quá trình vận hành.

6Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA” mà nhiều chủ xe hoặc tài xế có thể quan tâm và theo dõi.

1

Khi hệ thống điều chỉnh tốc độ của xe phù hợp với giới hạn tốc độ của đường, xe sẽ không cần phải tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu thay vì là làm tiêu hao.

2

Hệ thống ASLA không phải là một hệ thống bắt buộc đối với ô tô. Tuy nhiên, đây là một hệ thống an toàn hữu ích có thể giúp giảm nguy cơ vi phạm luật giao thông và tai nạn, vì thế nếu đang tìm kiếm một chiếc ô tô an toàn, người dùng nên cân nhắc lựa chọn một chiếc ô tô có trang bị hệ thống ASLA.

3

Hiện nay hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA đã và đang được phát triển chủ yếu trên dòng xe của hãng Mercedes – Benz và các dòng xe hạng sang khác như VolVo, Tesla, Audi