Hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên xe ô tô đang ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều mẫu xe, nhằm cung cấp trải nghiệm lái xe thoải mái và tăng cường an toàn đến khách hàng. Thông qua cấu tạo từ những cảm biến, camera giám sát, bộ điều khiển điện tử hay hệ thống phanh, bằng cách có thể đưa ra những cảnh báo, tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành, từ đó giảm thiểu tối đa tai nạn xảy ra.
Nhiều người khi lựa chọn xe thường chú ý đến nhiều các tính năng công nghệ hỗ trợ lái xe, nhưng trên thực tế khi đưa vào sử dụng, không phải ai cũng hoàn toàn hiểu và tận dụng hết tiềm năng của chúng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về những tính năng hỗ trợ lái an toàn, từ đó giúp bạn đảm bảo an toàn và tận hưởng tối đa những tiện ích mà công nghệ này mang lại.
- Chức năng của hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
- Nguyên lý hoạt động của các hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
- Các hệ thống hỗ trợ lái an toàn có trên ô tô hiện nay
- Hiệu quả và lợi ích của hệ thống hỗ trợ lái an toàn
- Những lưu ý khi sử dụng hệ thống hỗ trợ lái an toàn
- Những câu hỏi thường gặp
1Chức năng của hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
Hệ thống hỗ trợ lái an toàn giúp người lái điều khiển xe thuận tiện hơn, với mục tiêu tự động hóa và nâng cao hiệu suất hệ thống xe, hỗ trợ lái giúp phán đoán, xác định, cảnh báo và ngăn chặn sự cố khi lái xe. Nhờ đó, tài xế có thể tập trung lái xe an toàn, giảm thiểu những rủi ro, tai nạn và chi phí phát sinh.
Tiện ích hỗ trợ an toàn khi lái xe đang trở thành một xu hướng phổ biến trên các phương tiện ô tô. Dựa theo nghiên cứu từ Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (IIHS), những tính năng này có khả năng giảm thiểu 25% số vụ tai nạn giao thông dẫn đến tử vong và giảm tới 35% số vụ tai nạn có thương tích nặng.
Với sự tiến bộ của công nghệ, dự kiến rằng các tiện ích hỗ trợ lái xe an toàn sẽ ngày càng được phát triển và trở nên hiệu quả hơn. Đánh dấu một xu hướng tích cực và quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, tăng cường mức độ an toàn.
Bảng giá xe KIA tương đối cạnh tranh vì thế mà các dòng xe đều được trang bị những tính năng an toàn hiện đại, với khả năng vận hành ổn định điển hình như KIA Sportage, KIA K3, Seltos KIA K5, KIA Carens,....
2Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
Hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô có cấu tạo phức tạp, sử dụng thông tin từ camera và cảm biến để quan sát tính hình bên ngoài, nhờ đó đưa ra những phán đoán và cung cấp cảnh báo kịp thời cho tài xế. Từ đó sẽ cung cấp cảnh báo cho người lái bằng âm thanh, hình ảnh hoặc độ rung. Người lái có thể chủ động can thiệp hoặc hệ thống tự động kích hoạt phanh hoặc hệ thống lái để đối phó lại với tình huống.
#1. Bộ điều khiển điện tử ECU
ECU hay còn được gọi là bộ điều khiển điện tử, cấu tạo từ bộ tổ hợp vi mạch điện tử và bộ phận phụ, có chức năng nhận biết tín hiệu, lưu trữ các thông tin, tính toán và gửi đi các tín hiệu đến người điều khiển, sau cùng là đưa ra quyết định khả năng xử lý của xe sao cho linh hoạt, phù hợp và hiệu quả nhất tùy vào tình hình thực tế khác nhau.
Công nghệ tiên tiến được tích hợp dưới dạng máy tính điều khiển để kiểm soát và đảm bảo hiệu suất của động cơ. Khi người dùng kích hoạt các tính năng trên ô tô thì các can thiệp vào cấu trúc xe được ghi lại trong bộ nhớ của máy tính, từ đó sử dụng dữ liệu này để tối ưu hóa hoạt động của động cơ.
#2. Bộ cảm biến tốc độ bánh xe
Cảm biến tốc độ bánh xe là một thiết bị điện tử được sử dụng để đo lường tốc độ quay của bánh xe. Cảm biến thường được nhà sản xuất đặt tại đồng hồ công tơ mét, đầu ra của hộp số hoặc tích hợp với cảm biến tốc độ đầu ra hộp số. Chẳng may cảm biến này bị lỗi có thể dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động của một số hệ thống an toàn trên xe, làm tăng khó khăn cho tài xế trong quá trình điều khiển xe.
#3. Cảm biến vị trí
Cảm biến vị trí được tích hợp để theo dõi vị trí của bướm ga, trục cam, bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh, đồng thời cung cấp thông tin về khoảng cách và góc phun trong bơm cao áp của hệ thống diesel. Ngoài ra, cảm biến vị trí cũng được sử dụng để theo dõi mức xăng trong bình, góc lái và góc dốc, tất cả đều quan trọng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của phương tiện.
Bên cạnh đó, ô tô hiện đại còn sử dụng cảm biến siêu âm và radar để xác định khoảng cách từ các chướng ngại vật đến phương tiện. Những cảm biến đều nằm trong cảm biến vị trí, không chỉ giúp hỗ trợ việc đánh giá tình hình giao thông mà còn cung cấp thông tin cần thiết để hệ thống hỗ trợ lái và hệ thống an toàn có thể phát tín hiệu cảnh báo đến người lái.
#4. Cảm biến áp suất phanh
Cảm biến áp suất phanh khi nhận được tín hiệu về tình trạng trôi của xe, bộ điều khiển động cơ (ECU) tự động phát ra lệnh để kích hoạt hệ thống phanh. Cảm biến áp suất phanh đảm bảo áp lực phanh được kiểm soát một cách chính xác, ngăn chặn hiện tượng xe bị trôi tuột và đồng thời điều chỉnh hệ thống phanh để phản ứng phù hợp với các tình huống.
#5. Cảm biến phát hiện độ nghiêng
Cảm biến phát hiện độ nghiêng kích hoạt khi nhận thấy độ nghiêng lớn hơn 5 độ. Khi xe đang dừng lại ở một dốc và động cơ vẫn hoạt động, cảm biến phát hiện độ nghiêng sẽ kích hoạt, gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU. Sau đó ECU sẽ tính toán khả năng bị tuột dốc của ô tô và thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
#6. Bộ phận giảm chấn
Bộ giảm chấn ô tô là một bộ phận quan trọng trong hệ thống treo của xe, có tác dụng dập tắt nhanh dao động của bánh xe và thân xe. Giúp đảm bảo sự tiếp xúc của bánh xe với bề mặt đường, tăng độ êm và ổn định khi vận hành.
Cảm biến áp suất giảm chấn trên xe có nhiệm vụ xác định trọng lượng của tất cả hành khách, hàng hóa trên xe và gửi tín hiệu về ECU để hệ thống treo có thể hoạt động phù hợp với trọng lượng hiện có.
#7. Kiểm soát momen xoắn
Kiểm soát mô men xoắn là khả năng của hệ thống lái xe để điều chỉnh và phân phối lực xoắn đến từng bánh xe một cách độc lập. Với mục tiêu cải thiện hiệu suất lái xe và ổn định xe, tối ưu hóa độ bám và khả năng xử lý của xe, hệ thống điều chỉnh mức mômen xoắn cho từng bánh xe, giúp cải thiện tính năng vận hành trong các điều kiện đường khó khăn và làm tăng khả năng kiểm soát của người lái khi xe đang di chuyển.
#8. Phanh tay điện tử
Hệ thống phanh tay điện tử có cấu tạo gồm các bộ phận chính bao gồm: bộ điều khiển hệ thống phanh tay điện tử, cơ cấu chấp hành phanh, công tắc phanh. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc điều khiển mô tơ điện thông qua ECU hoặc sau khi người lái kéo cần gạt phanh tay, giúp dễ dàng và tiện lợi hơn trong việc hãm và nhả phanh để đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng xe bị mất kiểm soát khi xuống dốc.
#9. Màn hình hiển thị
Nhằm mục đích đưa ra các cảnh báo từ hệ thống lên màn hình thông qua hình ảnh, các biểu tượng hình học, các ký hiệu, đồng thời có thể phát ra âm thanh hoặc rung vô lăng.
#10. Hệ thống cảm biến
Cảm biến là thành phần quan trọng trong nhiều hệ thống hỗ trợ lái an toàn. Nhằm phát hiện ra chướng ngại vật, biến báo, người đi bộ hoặc thậm chí các vật thể nhỏ như đá. Cảm biến có thể hoạt động bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Cảm biến radar: phát ra sóng vô tuyến và thu tín hiệu về hệ thống, đặc biệt hoạt động hiệu quả khi xe chạy ở vận tốc cao.
- Cảm biến laser: Cảm biến laser phát ra chùm tia laser và sau đó đo thời gian và cường độ của chùm tia bị phản xạ để xác định vị trí và khoảng cách của vật thể. Chúng có độ chính xác cao hơn, giúp đo khoảng cách vật thể đúng hơn.
- Camera: có thể phát hiện các đối tượng ở khoảng cách gần hơn so với các loại cảm biến khác, hình ảnh của các vật thể trên đường, bao gồm cả các đối tượng có kích thước nhỏ.
3Nguyên lý hoạt động của các hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn trên ô tô
Camera và cảm biến radar được trang bị phía trước xe ô tô dùng để nhận biết biển báo, xác định khoảng cách và tốc độ mà đối tượng chuyển động hoặc đứng yên ở khu vực xung quanh ô tô. Khi radar phát ra sóng, lúc gặp vật cản sóng sẽ phản ngược lại cảm biến.
Bộ xử lý trung tâm lúc nhận được tín hiệu, tùy vào tình hình mà quyết định đưa ra những cảnh báo thông qua hình ảnh trên màn hình, âm thanh hoặc rung vô lăng. Nếu trong tình huống không thấy có sự phản hồi từ người điều khiển, lúc này hệ thống có thể can thiệp hệ thống phanh, điều chỉnh vận tốc, dừng và đi linh hoạt hoặc kích hoạt túi khí an toàn,.... nhằm bảo vệ người dùng và hạn chế tối đa những nguy hiểm xảy ra.
4Các hệ thống hỗ trợ lái an toàn có trên ô tô hiện nay
Hệ thống hỗ trợ lái là một phát minh đột phá quan trọng trong lĩnh vực công nghệ ô tô, hệ thống này được coi là một trợ thủ đắc lực cho người lái xe, vì có khả năng giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, nhằm tăng cường an toàn và giảm rủi ro tai nạn giao thông và lỗi của tài xế, nhiều nhà sản xuất đã phát triển ra tính năng hỗ trợ lái có thể kể đến như:
-
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC: Tính năng hỗ trợ người lái tự động giữ phanh trong khoảng thời gian ngắn để người điều khiển tập trung vào chân ga khi khởi động. Vào thời điểm cảm biến đang theo dõi góc nghiêng của chiếc xe, hệ thống tự động kết hợp với ECU để điều chỉnh hệ thống phanh, đồng thời phân phối mô men xoắn đều đến các bánh xe, tạo nên một sự ổn định và hiệu suất tối ưu trên đường.
Tính năng này giờ đây được trang bị hầu hết trên các dòng xe ô tô hiện đại như: KIA Sportage, KIA K3, KIA Seltos, Hyundai SantaFe, Hyundai Tucson,....
-
Hệ thống hỗ trợ đổ đèo DAC: Hệ thống hỗ trợ đổ đèo (DAC) là một tính năng an toàn giúp xe di chuyển xuống dốc một cách an toàn và ổn định. DAC hoạt động bằng cách sử dụng cảm biến độ nghiêng trên xe để xác định độ dốc của đường. Sau đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe, phân bổ mô men xoắn và lực phanh thông qua hệ thống ECU để đảm bảo xe không di chuyển phù hợp.
-
AutoHold: Tính năng khi được kích hoạt, xe sẽ tự động giữ phanh xe lúc người lái dừng xe, giúp người lái có thể tập trung vào việc lái xe, tránh bị phân tâm bởi việc giữ phanh. Tính năng auto hold hoạt động dựa trên sự kết hợp theo dõi tốc độ xe và gửi tín hiệu đến ECU. ECU sẽ sử dụng tín hiệu này để kiểm soát phanh xe, giữ cho xe đứng yên một cách ổn định mà không bị trôi.
-
Hệ thống quản lý ổn định thân xe VSM: Tính năng giúp duy trì tính ổn định trên thân xe, ngăn chặn hiện tượng phanh không đồng đều trên các bánh xe bằng cách phân phối lực phanh một cách cân đối. Đồng thời, hệ thống hỗ trợ lái cũng hoạt động tốt trên các bề mặt đường có độ ma sát thấp để ngăn chặn tình trạng mất lái.
-
Hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM: Hệ thống hỗ trợ tài xế giữ cân bằng tay lái khi di chuyển qua các khúc cua và tránh các vật cản xuất hiện đột ngột trên đường. Tính năng được kích hoạt bởi một cảm biến được đặt dọc theo thân xe, có nhiệm vụ đo độ nghiêng của xe theo chiều dọc. Sau khi nhận diện xe có nguy cơ lật do vào cua hoặc lái xe quá gấp ở tốc độ cao, hệ thống sẽ can thiệp vào hệ thống phanh lên từng bánh xe một cách độc lập.
-
Hệ thống kiểm soát vào cua chủ động AYC: Tính năng hỗ trợ lái xe, nhằm tăng cường an toàn và đem lại trải nghiệm lái xe tích cực và liên tục hoạt động bằng cách giảm công suất động cơ và can thiệp vào hệ thống phanh của một hoặc cả bốn bánh xe. Nhằm giúp duy trì sự cân bằng và ổn định cho toàn bộ thân xe khi di chuyển trên các đoạn đường trắc trở.
-
Khóa vi sai điện tử EDL: Tính năng hoạt động bằng cơ chế xử lý tự động được thiết kế để điều chỉnh phân bổ mô-men xoắn giữa các bánh xe truyền động đang kết hợp trong hệ thống an toàn chủ động trên xe. EDL hiệu quả trong việc ngăn chặn trượt của bánh xe truyền động khi xe khởi hành, tăng tốc hoặc di chuyển vào cua trên các bề mặt trơn trượt. EDL hoạt động dựa trên thông tin từ các cảm biến, hệ thống tự động điều chỉnh mức phanh và mô-men xoắn trên từng bánh xe một cách độc lập khi phát hiện bánh lái có dấu hiệu bị trượt.
-
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường LAS: Hệ thống hỗ trợ lái xe (LAS) tích hợp camera trên kính chắn gió để nhận diện vạch kẻ làn đường và tự động kích hoạt khi xe đang di chuyển với tốc độ trên 60 km/h. LAS đóng vai trò quan trọng trong việc giảm gánh nặng cho người lái bằng cách đưa ra cảnh báo khi phát hiện xe sắp đi chệch khỏi làn đường, cung cấp hỗ trợ đánh lái liên tục, giúp xe duy trì ổn định trong làn đường theo quy định, đồng thời hỗ trợ tài xế lái xe an toàn hơn bằng cách hướng dẫn góc lái phù hợp với độ cong của đường khi vào cua.
-
Hệ thống cảnh báo lệch làn đường LDWS: Khi hệ thống phát hiện xe chệch khỏi làn đường, LDWS sẽ tự động gửi cảnh báo thông qua nhiều phương tiện để giúp tài xế phản ứng kịp thời. Cảnh báo này có thể được truyền qua âm thanh cảnh báo, tín hiệu rung tích hợp với vô lăng xe hoặc hiển thị thông báo trực tiếp trên bảng điều khiển. Cung cấp cho tài xế thông tin chính xác về tình trạng hiện tại của xe, giúp họ nhanh chóng nhận biết sự chệch làn và có thể thực hiện các biện pháp xử lý an toàn một cách hiệu quả.
-
Hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường LKA: Khi hệ thống phát hiện rằng xe đang chệch khỏi làn đường mà không có sự kích hoạt của đèn báo rẽ hoặc không có dấu hiệu tăng tốc để vượt qua xe khác, LKA sẽ tự động kiểm soát phanh để giữ bánh xe và điều chỉnh hướng di chuyển của xe để duy trì trong làn đường hiện tại, ngăn chặn xe tiếp tục chệch ra khỏi làn đường.
-
Hệ thống quan sát làn đường LaneWatch: Tính năng sử dụng một camera tiên tiến được tích hợp trên gương và hình ảnh được truyền trực tiếp lên màn hình trung tâm của xe, cung cấp tầm nhìn chi tiết và chính xác về tình hình xung quanh phía sau xe, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe và nâng cao khả năng quan sát trong quá trình di chuyển, dễ dàng thực hiện các thao tác chuyển làn đường hoặc nhập làn đường.
-
Tính năng nhận dạng biển báo giao thông TSR (Traffic Signs Recognition): Hệ thống nhận diện những biển báo giao thông trên đường thông qua camera được gắn phước trước xe. Khi nhận diện được các biển biển báo, thông tin sẽ được hiển thị lên màn hình trung tâm hoặc màn hình Head Up.
Tính năng giúp người điều khiển nhận biết biển báo giao thông ngay cả khi điều kiện ánh sáng kém hoặc tầm nhìn bị hạn chế. Đồng thời cũng đưa đến cảnh báo khi phát hiện xe có dấu hiệu vượt quá tốc độ hoặc vi phạm.
-
Hệ thống hỗ trợ giữ khoảng cách chủ động Distronic: Tính năng có khả năng điều chỉnh khoảng cách và vận tốc một cách tự động nhờ vào sử dụng cảm biến và radar được trang bị sẵn trên xe để đo lường và theo dõi khoảng cách với các xe phía trước. Trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống cũng tự động kích hoạt hệ thống phanh để giảm thiểu những va chạm nguy hiểm xảy đến.
-
Hệ thống hỗ trợ chủ động giới hạn tốc độ ASLA: Tính năng an toàn hỗ trợ người lái trong việc kiểm soát và điều chỉnh tốc độ phù hợp với điều kiện đường đi và tình hình giao thông tại thời điểm lái thông qua các cảm biến và radar (GPS) và hệ thống camera được gắn trên xe, giúp người điều khiển lái xe an toàn và thoải mái hơn trong suất cuộc hành trình.
-
Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control: Hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control được cài đặt sẵn trước đó bởi người lái giúp xe có khả năng tự động giữ chân ga trong khoảng thời gian dài mà không cần tác động từ người điều khiển. Hệ thống hoạt động tốt trong điều kiện đường đẹp và ít phương tiện di chuyển xung quanh.
-
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng ACC: Hệ thống có khả năng tự động giảm tốc độ và kích hoạt hệ thống phanh nếu nhận thấy ở phía trước có vật cản xuất hiện. Tính năng cũng tự động tăng tốc theo cài đặt trước đó của người lái khi điều kiện giao thông đã trở nên an toàn.
Hệ thống sử dụng các cảm biến cùng với cảnh báo va chạm từ đó kết hợp với nhau đồng thời đưa ra những cảnh báo và giảm tốc độ xe. Phù hợp với nhiều điều kiện đường từ cao tốc cho đến đường đô thị đông đúc.
-
Hệ thống điều khiển hành trình tích hợp Radar MRCC: Đây là tính năng hỗ trợ người lái duy trì vận tốc an toàn trong cuộc hành trình thông qua sử dụng cảm biến radar để xác định tốc độ và khoảng cách của phương tiện phía trước. Từ đó thông tin được xử lý và điều khiển vận tốc phù hợp.
Bên cạnh đó MRCC duy trì khoảng cách an toàn phía trước, dù là di chuyển trên đường cao tốc hoặc trong thành phố đông đúc. Xe phía trước dừng hay di chuyển thì hệ thống cũng điều chỉnh xe phù hợp tương tự với tình huống.
-
Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS: Hệ thống có nhiệm vụ kiểm soát xe, duy trì xe trong trạng thái ổn định, tăng độ bám đường khi di chuyển trong điều kiện đường trơn trượt, vào cua gấp hoặc tăng tốc đột ngột.
Nhờ vào cảm biến dùng chung với hệ thống phanh ABS mà TCS có thể can thiệp vào hệ thống phanh, lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt hoặc ngắt xi lanh thời gian ngắn.
5Hiệu quả và lợi ích của hệ thống hỗ trợ lái an toàn
Nhiều gói an toàn được ra đời nhằm giảm thiểu được nhiều rủi ro đến với người dùng, đây là một giải pháp quan trọng để giảm thiểu tai nạn giao thông. Một nghiên cứu cho thấy các công nghệ này có thể ngăn chặn 37 triệu vụ tai nạn, 14 triệu ca chấn thương và 250.000 ca tử vong từ nay đến năm 2053. Các công nghệ này còn có thể giúp giảm 16% số vụ tai nạn và thương tích, 22% số ca tử vong.
Không chỉ làm giảm thiệt hại về người và tài sản, các tính năng nâng cao còn giúp người lái giảm căng thẳng, mệt mỏi trong suốt cuộc hành trình, giảm thiểu những hành vi vi phạm pháp luật, giữ cho xe hoạt động ổn định nhờ vào tốc độ và khoảng cách an toàn.
Hệ thống hỗ trợ lái an toàn ngày càng được cải tiến và nâng cấp, tuy nhiên không còn một hệ thống hiếm gặp mà giờ đây được trang bị rộng rãi ở nhiều phân khúc xe ô tô: Toyota Vios, Hyundai Accent, Mazda 2, Toyota Corolla Altis, Honda Civic, Mazda 3, Honda City, KIA Cerato, BMW 3-Series, Mercedes-Benz C-Class, Lexus ES, Audi A4,....
6Những lưu ý khi sử dụng hệ thống hỗ trợ lái an toàn
Để sử dụng hệ thống hỗ trợ lái an toàn một cách hiệu quả và tránh những sai sót gây ra trong quá trình vận hành, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
- Hệ thống hỗ trợ lái an toàn, không mang tính thay thế người lái, vì thế bạn luôn cần chú ý quan sát, chủ động điều chỉnh và vận hành xe, tập trung lái xe và tuân thủ luật giao thông, chịu trách nhiệm cho sự an toàn của bản thân và những người khác trên đường.
- Người lái cần luôn tỉnh táo và cảnh giác khi tham gia giao thông, đồng thời cần nắm rõ cách sử dụng các hệ thống hỗ trợ an toàn trên xe để có thể kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ. Hệ thống có thể bị lỗi trong quá trình sử dụng vì thế bạn cần luôn sẵn sàng để phản xạ.
- Để đảm bảo hệ thống hỗ trợ an toàn trên ô tô luôn hoạt động hiệu quả, người lái cần kiểm tra thường xuyên trước khi sử dụng. Việc kiểm tra này giúp phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật hoặc hư hỏng, từ đó có thể kịp thời khắc phục.
- Hệ thống hỗ trợ lái an toàn có thể phát huy hết tác dụng khi người lái sử dụng đúng cách. Do đó, người lái nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để hiểu rõ cách sử dụng hệ thống này.
Việc phát triển hệ thống hỗ trợ lái an toàn mới là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông, giúp người lái lái xe an toàn hơn, giảm nguy cơ tai nạn xảy ra.
7Những câu hỏi thường gặp
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề hệ thống hỗ trợ lái mà nhiều bác tài hoặc người dùng có thể tham khảo.
1
Các hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn không thể hoạt động trong mọi điều kiện. Các hệ thống này có thể bị hạn chế bởi một số yếu tố, chẳng hạn như điều kiện thời tiết, độ sáng và môi trường xung quanh. Vì thế tùy vào mỗi điều kiện và cấu tạo mà các tính năng hoạt động hiệu quả khác nhau.
2
Để sử dụng các hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn hiệu quả, người điều khiển cần hiểu rõ cách hoạt động của từng hệ thống. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các hệ thống hỗ trợ lái xe chỉ là công cụ hỗ trợ và người lái vẫn cần phải luôn chú ý và kiểm soát xe.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của xe để hiểu rõ cách hoạt động của từng hệ thống.
- Kiểm tra thường xuyên hệ thống hỗ trợ lái xe để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.
- Không nên phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống hỗ trợ lái xe mà vẫn cần phải luôn chú ý và kiểm soát xe.
3
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAC) và hệ thống hỗ trợ đổ đèo (DAC) là hai hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn giúp người lái khởi hành và xuống dốc một cách an toàn. Tuy nhiên, hai hệ thống này có một số điểm khác biệt cơ bản. HAC Giữ cho xe không bị lăn xuống dốc trong một khoảng thời gian nhất định khi xe dừng trên dốc, trong khi đó DAC duy trì tốc độ của xe ở mức an toàn khi xe đang xuống dốc.