Khởi hành ngang dốc là một trong những thao tác đòi hỏi người lái cần phối hợp nhịp nhàng giữa chân phanh và chân ga để tránh xe bị trôi về phía sau. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Vì thế để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất đã trang bị hầu hết trên các dòng xe ô tô hiện nay tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC.

Vậy HAC có nguyên lý hoạt động như thế nào? Chúng có cấu tạo ra sao? Làm sao để kích hoạt hệ thống HAC? Với thông tin được tổng hợp sau đây, chắc chắn sẽ giải đáp hết những thắc mắc của các bạn về chủ đề này.

Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ thông tin liên quan đến hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAC), bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những tác dụng quan trọng mà chủ xe nhận được khi sử dụng.

1Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC là gì?

Hệ thống khởi hành ngang dốc HAC (tên tiếng Anh là Hill start Assist Control) là một hệ thống an toàn trên xe ô tô hỗ trợ người điều khiển giữ phanh trong khoảng thời gian ngắn một cách tự động, khi chuyển từ việc nhả chân phanh sang đạp chân ga trong trạng thái xe đang di chuyển trên các đoạn đường đèo, dốc.

Ngược lại với hệ thống hỗ trợ đổ đèo giúp xe xuống dốc dễ dàng thì sẽ tự động giữ phanh, giúp xe không bị trôi lùi. Nhờ đó, người lái có thể tập trung vào việc điều khiển đạp ga từ từ mà không cần phải lo lắng về việc xe bị trôi.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC

Thời gian trước đây hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc thường chỉ xuất hiện trên các dòng xe hạng sang hoặc xe phổ thông có độ cao cấp. Tuy nhiên theo thời đại phát triển, hệ thống hỗ trợ lái xe đã trở nên phổ biến hơn, ngay từ các dòng xe hạng thường như Toyota Vios, Mazda 2, Hyundai Accent, Kia Soluto, tính năng HAC trở thành một phần không thể thiếu, giúp nâng cao tính an toàn và thuận tiện cho người lái.

2Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC

Hệ thống khởi hành ngang dốc tự động kích hoạt khi xe đang ở trạng thái dừng giữa dốc và cần khởi động lại để tiếp tục di chuyển dựa trên nguyên lý sử dụng các cảm biến để đo góc nghiêng của xe . Khi người lái chuyển từ chân phanh sang chân ga để bắt đầu quá trình khởi động, xe đang dừng trên dốc, hệ thống sẽ hoạt động và giữ phanh cho đến khi người lái đạp chân ga. Lúc này, bộ điều khiển ECU sẽ phân bổ mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh xe, duy trì lực phanh, giúp xe không bị tụt dốc và tạo thời gian cho người lái để thực hiện khởi hành lại một cách an toàn.

#1. Cảm biến độ nghiêng

Cảm biến phát hiện độ nghiêng của xe sẽ hoạt động khi xe dừng lại ở những đoạn đường có độ dốc từ 5 độ trở lên và gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm ECU. ECU sẽ phân tích tín hiệu và tính toán khả năng xe bị tuột dốc.

Cảm biến phát hiện độ nghiêng trên ô tô
Cảm biến phát hiện độ nghiêng trên ô tô

#2. Bộ điều khiển trung tâm ECU

Để đảm bảo xe duy trì sự ổn định khi di chuyển trên đường dốc, bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ điều chỉnh hệ thống phanh, giảm chấn và mô men xoắn của động cơ dựa trên thông tin từ cảm biến góc nghiêng. ECU có khả năng nhận diện tín hiệu, lưu trữ thông tin, thực hiện các phép toán tính toán, và phát đi các tín hiệu phù hợp. Đồng thời, ECU cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định về chức năng làm việc của xe, được tối ưu hóa để đạt hiệu suất cao nhất trong các tình huống đa dạng.

Bộ điều khiển trung tâm ECU
Bộ điều khiển trung tâm ECU

#3. Cảm biến tốc độ bánh xe

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA còn tích hợp cảm biến chuyển động trên mỗi bánh xe và hoạt động dựa trên nguyên lý từ tính của nam châm quay để theo dõi chuyển động của bánh xe.

Khi bánh xe di chuyển trong khi động cơ vẫn ở trạng thái không hoạt động, cảm biến sẽ sử dụng từ trường tạo ra bởi nam châm quay để phát hiện chuyển động. Sau đó, cảm biến sẽ gửi tín hiệu về ECU để thực hiện xử lý và kích thích hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA nếu cần thiết.

Cảm biến tốc độ bánh xe
Cảm biến tốc độ bánh xe

#4. Hệ thống cảm biến giảm chấn

ECU thu thập thông tin từ cảm biến áp suất giảm chấn, được đặt trong hệ thống treo và chủ yếu giúp xác định trọng lượng tổng của xe, thông qua đo áp suất nén của giảm chấn trên xe. Từ đó cho phép ECU thực hiện tính toán chính xác về lực phanh cần thiết và duy trì sự kiểm soát linh hoạt với hệ thống ly hợp. Nhờ vào thông tin từ cảm biến áp suất giảm chấn, ECU có khả năng tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống phanh và duy trì sự ổn định của xe trong mọi tình huống.

Bộ phận giảm chấn giúp xe vận hành êm ái trên cuộc hành trình
Bộ phận giảm chấn giúp xe vận hành êm ái trên cuộc hành trình

#5. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh sẽ được phân bổ lực nhờ ECU điều khiển. Khi người lái rời bàn đạp phanh, ECU tự động giữ cho các bánh xe tiếp tục giữ lại trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này giúp ngăn chặn xe bị lăn xuống dốc gây mất an toàn và tạo thời gian cho người lái chuyển từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga, thoải mái hơn khi khởi động trên dốc.

Hệ thống phanh
Hệ thống phanh

#6. Bộ ly hợp truyền tín hiệu đến ECU

Hệ thống ly hợp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khởi hành và phanh của xe, quy trình kiểm soát ly hợp trở nên cực kỳ quan trọng để ngăn chặn hiện tượng trôi ngược của xe. Khi người lái nổ máy hoặc vào số, tín hiệu từ ly hợp được truyền về ECU. ECU sử dụng thông tin này để xác định thời điểm cần kích hoạt hệ thống phanh, giữ cho xe ổn định khi bắt đầu di chuyển ngang dốc.

Hệ thống ly hợp đóng vai trò quan trọng quá trình khởi hành và phanh ôtô
Hệ thống ly hợp đóng vai trò quan trọng quá trình khởi hành và phanh ôtô

#7. Kiểm soát mô men xoắn trong hệ thống

Hệ thống kiểm soát mô-men xoắn sau khi sử dụng các cảm biến, hệ thống này chính xác đo lường lượng mô-men xoắn cần thiết để truyền đến bánh xe thông qua hệ thống truyền lực. Việc kiểm soát mô-men xoắn hiệu quả không chỉ làm tăng tính an toàn mà còn đảm bảo hiệu suất và ổn định của xe, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp.

Kiểm soát mô men xoắn đảm bảo các bộ phận khác hoạt động bình thường
Kiểm soát mô men xoắn đảm bảo các bộ phận khác hoạt động bình thường

3Lợi ích của hệ thống hỗ trợ khỏi hành ngang dốc HAC mang lại

Khi xe dừng trên dốc, HAC sẽ tự động kích hoạt hệ thống phanh để giữ cho xe đứng yên. Sau khi người lái nhả chân phanh, HAC sẽ tiếp tục giữ phanh trong một khoảng thời gian ngắn, đủ để người lái chuyển sang chân ga và khởi động xe mà không lo xe bị trôi ngược.

HAC là một tính năng hữu ích, đặc biệt khi di chuyển trên đường đèo hoặc dốc cao. Hệ thống này giúp người lái an tâm hơn khi khởi hành trên đường dốc, tránh được va chạm với các xe phía sau.

HAC là một tính năng hữu ích di chuyển trên đường đèo hoặc dốc cao
HAC là một tính năng hữu ích di chuyển trên đường đèo hoặc dốc cao

Khi xe dừng trên dốc, HAC sẽ tự động kích hoạt hệ thống phanh để giữ cho xe đứng yên. Sau khi người lái nhả chân phanh, HAC sẽ tiếp tục giữ phanh trong khoảng 3-5 giây, đủ để người lái chuyển sang chân ga và khởi động xe mà không lo xe bị trôi ngược.

Tóm lại hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (Hill Start Assist - HAC) đang trở thành một tính năng an toàn quan trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng cùng với những lợi ích và ưu điểm mà nó mang lại, tính năng không chỉ cung cấp trải nghiệm lái xe an toàn và thoải mái hơn trên địa hình dốc, mà còn giảm áp lực và căng thẳng cho tài xế trong các tình huống khởi hành ngang dốc.

4Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC” mà nhiều người dùng có thể quan tâm và theo dõi.

1

Hiệu suất nhiên liệu thường không bị ảnh hưởng đáng kể bởi HAC, vì nó chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn khi khởi động. HAC sử dụng hệ thống phanh để giữ xe đứng yên khi người lái nhả chân phanh. Điều này có thể làm tăng tiêu thụ nhiên liệu một chút, nhưng mức độ tiêu thụ nhiên liệu này thường không đáng kể.

2

HAC không có nhiều bộ phận chuyển động, vì vậy ít có khả năng bị hỏng. Tuy nhiên, các cảm biến của hệ thống có thể bị bẩn hoặc hư hỏng theo thời gian. Vì vậy, để đảm bảo HAC hoạt động bình thường, bạn nên kiểm tra hệ thống trong quá trình bảo dưỡng định kỳ của xe.

3

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc không chỉ là các tính năng độc lập mà thường được tích hợp chung trên xe ô tô. Cả hai đều tận dụng cơ cấu và thông tin từ nhiều hệ thống an toàn khác nhau trên xe để hoạt động hiệu quả.

Vì vậy, cấu trúc và cách lắp đặt của chúng là phức tạp và tích hợp chặt chẽ vào cấu trúc tổng thể của xe. Điều này có nghĩa là việc thêm hệ thống này sau khi mua xe là hầu như không khả thi do yêu cầu sự tích hợp chặt chẽ với các phần khác của xe và sự phức tạp trong cấu trúc của chúng. Do đó, những hệ thống này thường được cung cấp sẵn khi mua xe mới từ nhà sản xuất và không phải là lựa chọn để nâng cấp sau này.