Thay vì sử dụng các thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đúng quy cách, nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ thói quen để trẻ em ngồi ghế trước một mình hoặc được người lớn đặt ngồi trong lòng, điều này vô tình đặt con mình vào nguy hiểm.

Không chỉ nguy hiểm đến trẻ mà còn ảnh hưởng đến quá trình điều khiển xe. Do đó, để bảo vệ an toàn cho cả gia đình, đặc biệt là những thành viên nhỏ tuổi, việc lắp đặt và sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng là hết sức quan trọng.

Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những tính năng an toàn có thể bảo vệ cho trẻ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, những lợi ích cùng các lưu ý mà người dùng cần quan tâm.

1Giới thiệu về hệ thống đảm bảo an toàn cho trẻ trên ô tô

Theo thống kê được đưa ra, trẻ em dưới 13 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị thương vong nhất trong các vụ tai nạn giao thông. Ghế trước của ô tô được coi là các vị trí nguy hiểm nhất trong những trường hợp va chạm, vì khu vực chịu tác động trực tiếp từ các lực va đập. Để trẻ ngồi phía trước có nguy cơ bị chấn thương cao hơn những vị trí ngồi ở ghế sau.

Bên cạnh đó, với thiết kế của hệ thống an toàn chính của ô tô, bao gồm túi khí và dây an toàn ở khu vực ghế trước, vốn được thiết kế chủ yếu dành cho người lớn, lúc này trẻ em có thể trạng nhỏ hơn nên không phù hợp, dễ gây ra nguy hiểm.

Do đó, việc đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô là vô cùng cần thiết, các bậc phụ huynh có thể làm được thông qua việc tạo tư thế ngồi thoải mái, chắc chắn cho trẻ em và sử dụng đúng quy cách các thiết bị an toàn trên xe ô tô.

Hệ thống an toàn cho trẻ điển hình có thể kể đến là ghế ngồi trẻ em, phù hợp từ nhiều độ tuổi và cân năng của trẻ. Hệ thống khóa cửa giúp ngăn trẻ em mở cửa xe từ bên trong và các hệ thống cảnh báo người ngồi phía sau.

Nên trang bị đầy đủ hệ thống an toàn cho trẻ khi đi ô tô
Nên trang bị đầy đủ hệ thống an toàn cho trẻ khi đi ô tô

2Cấu tạo của hệ thống đảm bảo an toàn cho trẻ trên ô tô

Hệ thống an toàn được trang bị trên xe ô tô được cấu tạo từ các thành phần chính có thể kể đến bao gồm như:

  • Hệ thống khóa cửa: Đây là thành phần chịu trách nhiệm khóa cửa và thường sử dụng các mô tơ điện để khóa cửa.
  • Hệ thống công tắc/nút điều khiển: được sử dụng để kích hoạt hệ thống khóa và có thể được tích hợp trên khóa cửa hoặc bảng điều khiển trung tâm.
  • Hệ thống cảm biến: Được đặt khoang sau của xe để phát hiện người hoặc vật xuất hiện.
  • Hệ thống xử lý trung tâm: Thu thập và xử lý thông tin nhận được từ hệ thống cảm biến, sau đó phát lệnh đến hệ thống cảnh báo.
  • Hệ thống cảnh báo: Hệ thống cảnh báo là thành phần chịu trách nhiệm phát ra cảnh báo cho người lái xe thông qua sử dụng các tín hiệu âm thanh, hình ảnh hoặc rung động.

3Nguyên lý hoạt động của hệ thống đảm bảo an toàn cho trẻ trên ô tô

Các tính năng đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô được hoạt động dựa trên cảm biến và camera, có vật cản phía gần các cửa xe thì, bộ xử lý trung tâm sẽ gửi lệnh khóa cửa cho hệ thống khóa cửa và sẽ khóa cửa lại sau khi xe bắt đầu di chuyển.

Hay khi ô tô nhận thấy xe tắt máy, người lái rời khỏi xe, hệ thống cảm biến phát hiện thấy sự hiện diện của người hoặc vật nuôi ở hàng ghế sau, mạch xử lý trung tâm sẽ kích hoạt hệ thống cảnh báo, để người lái xe trở lại xe và kiểm tra hàng ghế sau.

Người lái có thể chủ động khóa cửa bằng nút bấm, điều khiển được tích hợp trên cánh cửa hoặc ở vị trí trung tâm điều khiển để có thể khóa cửa các loại như: Khóa đòn bẩy, khóa chìa, nút khóa tổng tùy vào dòng xe được trang bị.

Trang bị đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô
Trang bị đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô

4Những hệ thống đảm bảo an toàn cho trẻ em trên xe ô tô

Hàng năm không ít những vụ mất mát thương tâm trẻ em xảy ra trên xe ô tô, chính vì lý do này mà nhiều nhà sản xuất không ngừng phát triển công nghệ để đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong các chuyến đi, các hệ thống và trang thiết bị có thể kể đến như:

  1. Ghế an toàn trẻ em ISOFIX trên ô tô: là loại ghế an toàn được lắp đặt trên ô tô bằng các điểm neo ISOFIX theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích giữ chặt ghế vào ô tô và giữ cho trẻ an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm.

    Ghế an toàn trẻ em ISOFIX trên ô tô
    Ghế an toàn trẻ em ISOFIX trên ô tô
  2. Khóa cửa trẻ em trên ô tô: Hệ thống được trang bị sẵn trên xe ô tô, người sử dụng có thể dễ dàng điều khiển thông qua các nút bấm tích hợp sẵn trên xe để chốt khóa cửa, không để trẻ đóng mở cửa một cách tự ý. Tính năng an toàn này, ngày nay được trang bị hầu hết trên các xe ô tô, điển hình có thể kể đến như KIA SorentoKia Soluto, Kia Cerato, Kia Seltos.... Dựa vào từng bảng giá xe KIA mới nhất mà các trang thiết bị cũng được nâng cấp theo.

    Khóa cửa trẻ em trên ô tô
    Khóa cửa trẻ em trên ô tô
  3. Hệ thống khóa an toàn thông minh SEA: Hệ thống này sử dụng các cảm biến để phát hiện các phương tiện di chuyển đến vùng nguy hiểm khi cửa xe đang mở. Trong trường hợp có xe tiến đến, SEA sẽ tự động khóa cửa xe đến khi nguy hiểm qua đi.

    Hệ thống khóa an toàn thông minh SEA
    Hệ thống khóa an toàn thông minh SEA
  4. Hệ thống cảnh báo người ngồi sau ROA: Tính năng đưa ra cảnh báo đến người lái khi nhận thấy máy xe đã tắt, người lái rời khỏi xe mà vẫn còn người hoặc động vật ở hàng ghế sau thông qua hệ thống cảm biến và camera được lắp đặt sẵn trên ô tô.

    Hệ thống cảnh báo người ngồi sau ROA
    Hệ thống cảnh báo người ngồi sau ROA

5Lợi ích của hệ thống đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô

Hệ thống khóa cửa an toàn cho trẻ em giúp hạn chế các tình huống nguy hiểm như đóng cửa chưa chắc khiến người ngồi rơi ra khỏi xe hoặc ngăn ngừa tình trạng trẻ tự ý mở cửa trong khi xe đang vận hành.

Tính năng an toàn giúp các bậc phụ huynh yên tâm về sự an toàn của trẻ em, từ đó có thể thoải mái điều khiển xe mà không bị mất tập trung hay bị sao nhãng.

Bên cạnh đó, tính năng nhắc nhở người điều khiển và các hành khách bảo vệ trẻ em và vật nuôi khỏi bị bỏ quên trong xe ô tô.

Các thiết bị an toàn quan trọng giúp bảo vệ trẻ em trong trường hợp xảy ra tai nạn ô tô, với những ghế ngồi sẽ được thiết kế phù hợp với trẻ, giúp giữ trẻ em ở đúng vị trí trên ghế ngồi, ngăn trẻ em bị văng ra khỏi ghế ngồi và giảm thiểu chấn thương trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô
Đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô

6Kinh nghiệm đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô

Hơn 20 trẻ em đã bỏ mạng vì bị bỏ quên hoặc mắc kẹt trong xe ô tô dưới thời tiết nắng nóng. Đây là một con số đáng báo động, bởi năm ngoái, con số này là 52, phá vỡ kỷ lục trước đó là 49 trẻ em tử vong, được đưa ra bởi Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc lộ Mỹ (NHTSA).

Tình trạng trẻ em ngồi ghế trước ô tô vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại tại Việt Nam, vì theo kết quả khảo sát hiện nay có khoảng 42% trẻ em dưới 12 tuổi đi ô tô cùng gia đình tại Việt Nam. Trong đó, 22,8% trẻ em ngồi ghế trước ô tô một mình và 19,2% trẻ em ngồi ghế trước chung với người lớn.

#1. Sử dụng thiết bị an toàn và vị trí ngồi phù hợp

Theo tổ chức y tế thế giới đưa ra lời khuyên phụ huynh nên trang bị những thiết bị thiết yếu để bảo vệ trẻ em trong trường hợp xảy ra va chạm giao thông vì chúng có thể giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc nằm quay mặt lên trên, cố định trẻ vào ghế an toàn bằng dây đai hoặc hệ thống dây an toàn.

Và vị trí an toàn là ngồi ghế sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em khi đi xe ô tô. Trong trường hợp xảy ra va chạm, trẻ em ngồi ở ghế sau có nguy cơ bị thương thấp hơn 26% so với trẻ em ngồi ghế trước, ngay cả khi trẻ em ngồi ở ghế sau không sử dụng thiết bị an toàn. Sử dụng thiết bị an toàn phù hợp và được lắp đặt đúng cách có thể giúp bảo vệ trẻ em khỏi bị thương nặng hoặc tử vong trong trường hợp xảy ra va chạm giao thông ít nhất 60%.

Vị trí an toàn ngồi ghế sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em khi đi xe ô tô
Vị trí an toàn ngồi ghế sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em khi đi xe ô tô

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, các phụ huynh nên đặt trẻ vào ghế an toàn và quay mặt về phía sau là cách an toàn nhất, giúp bảo vệ phần cổ cổ và đầu của trẻ trong trường hợp xảy ra va chạm.

#2. Lắp đặt thêm gương lồi để dễ dàng quan sát trẻ

Bên cạnh đó, nên lắp đặt thêm gương lồi phụ để bao quát tầm nhìn hàng ghế sau, dễ dàng quan sát bé trong trường hợp ngồi trong các điểm mù mà gương chiếu hậu bình thường không chiếu tới được. Bố mẹ nên đặt gương phụ ở vị trí cuối hàng ghế sau hoặc ngay phía trên gương chiếu hậu để có thể quan sát bé một cách toàn diện.

#3. Trang bị thêm đai ngồi an toàn trên xe

Bố mẹ có thể trang bị đai ngồi an toàn cho trẻ, có thể sử dụng trên xe ô tô hoặc kết hợp với ghế ăn trẻ em. Hệ thống dây phía sau đai ghế giúp cố định bé vào ghế ngồi, giữ cho bé ngồi chắc chắn và an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm. Các bản dây to êm ái có thể điều chỉnh được để phù hợp với kích thước của bé giúp bé ngồi thoải mái khi đi ô tô.

Trang bị thêm đai ngồi an toàn cho bé
Trang bị thêm đai ngồi an toàn cho bé

7Những lưu ý khi sử dụng hệ thống an toàn cho trẻ em khi đi ô tô

Để đảm bảo an toàn khi có trẻ em trên xe cũng như sử dụng hệ thống an toàn hiệu quả người dùng nên lưu ý một số điều sau:

  • Để vận hành hệ thống một cách an toàn và hiệu quả, trước tiên người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Giúp cung cấp cho bạn tất cả các thông tin cần thiết về cách sử dụng hệ thống, quy trình, bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
  • Trẻ em có kích thước và trọng lượng khác nhau tùy theo độ tuổi. Do đó, điều quan trọng là phải chọn thiết bị an toàn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bên cạnh đó còn cần phù hợp với xe và yêu cầu của nhà sản xuất để có thể lắp đặt và tháo gỡ dễ dàng.
  • Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị cũng như hệ thống an toàn để phát hiện những hư hỏng, từ đó kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế các thiết bị khác mới.

Tóm lại, các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình những kinh nghiệm đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô, áp dụng các quy tắc và trang thiết bị chuyên dụng, bạn không chỉ bảo vệ trẻ mà còn mang lại cho chuyến hành trình an ninh, thoải mái cho cả gia đình.

8Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “Kinh nghiệm đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô” mà nhiều chủ xe, phụ huynh và tài xế có thể quan tâm và theo dõi.

1

Nếu gia đình có trẻ em dưới 12 tuổi, thì nên sử dụng hệ thống khóa an toàn trẻ em. Hệ thống này sẽ giúp ngăn trẻ em mở cửa xe từ bên trong trong trường hợp có có phương tiện bên ngoài chạy qua rất nguy hiểm hoặc trẻ em nghịch ngợm.

2

Người dùng nên kiểm tra hệ thống khóa an toàn trẻ em thường xuyên để đảm bảo hệ thống này vẫn hoạt động bình thường. Bạn có thể kiểm tra hệ thống này bằng cách cố gắng mở cửa xe từ bên trong khi hệ thống khóa an toàn trẻ em đang được kích hoạt.

3

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều cần ngồi ghế ô tô khi đi xe. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 13 tuổi là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong trường hợp xảy ra va chạm giao thông. Do đó,ở độ tuổi này nên được ngồi ghế ô tô quay mặt về phía sau cho đến khi trẻ lớn hơn giới hạn chiều cao và cân nặng của nhà sản xuất ghế ô tô.