Ô nhiễm không khí luôn là vấn đề nan giải trong ngành công nghiệp ô tô, gây ảnh hưởng không ít đến môi trường sống và sức khỏe con người. Để giải quyết những vấn đề này, nhiều quy định trong quá trình sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô đã đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất định với mục đích giảm lượng khí thải độc hại. Trong số đó, tiêu chuẩn khí thải Châu u (EURO) nổi bật lên như một bước tiến quan trọng, được áp dụng và chấp nhận rộng rãi trên khắp thế giới.

Các giải pháp thân thiện với môi trường không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn là cam kết mang lại một môi trường sống tốt hơn cho toàn cầu. Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về tiêu chuẩn này, mời các bạn hãy cùng theo dõi thông tin mà tôi tổng hợp đc ngay sau đây.

Ở bài viết này, tôi sẽ trình bày đến các bạn về tiêu chuẩn khí thải Euro là gì?, các mức tiêu chuẩn khí thải đang được quy định, quy định khí thải được áp dụng tại Việt Nam, cùng với đó là lợi ích mà chúng đem lại.

1Tiêu chuẩn khí thải Euro là gì?

Tiêu chuẩn khí thải EURO là tập hợp các quy định đặt ra để giới hạn lượng khí thải từ các phương tiện giao thông được phân phối và bán ra trong Liên Minh Châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA). Với mục tiêu làm giảm thiểu tác động của khí thải đối với khí hậu và chất lượng không khí. Các quy định này được đề ra và thực thi thông qua các chỉ thị của EU, vì thế cực kỳ nghiêm ngặt.

Tiêu chuẩn đầu tiên về khí thải của châu u được giới thiệu trên các dòng xe ô tô chở khách vào năm 1970. Sau đó từ những năm 1990, bắt đầu áp dụng mọi mẫu xe mới đều phải tuân theo quy định về khí thải Euro trước khi được đưa vào vận hành.

Liên minh Châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) đã ban hành các quy định về khí thải xe hạng nhẹ. Các quy định này ngày sẽ càng nghiêm ngặt, nhằm giảm thiểu tác động khí thải của ô tô đối với môi trường.

Ngày nay, trên các phương tiện giao thông lưu hành trên đường đều phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí và quy định được đề ra về tiêu chuẩn khí thải EURO dù là xe mô tô hai bánh có động cơ hoặc là xe ô tô, điển hình có thể kể đến như: Mazda CX-5; Toyota Corolla Altis; Toyota Camry; Toyota Fortuner, Mazda CX-3; Mazda 2; Nissan Almera; ...

Tiêu chuẩn khí thải Euro trên xe ô tô
Tiêu chuẩn khí thải Euro trên xe ô tô

2Các mức khí thải tiêu chuẩn được quy định

Theo thời gian, các mức tiêu chuẩn cũng dần được nâng cấp theo từng khối lượng để phù hợp với xe và giảm tối đa lượng khí độc thải ra. Các tiêu chuẩn khí thải xe được quy định dựa trên giới hạn phát thải của các loại khí ô nhiễm, bao gồm:

  • Oxit nitơ (NOx)
  • Carbon monoxide (CO)
  • Hydrocacbon (HC)
  • Vật chất hạt (PM)

#1. Tiêu chuẩn khí thải Euro 1

Tiêu chuẩn khí thải Euro 1 ra đời vào tháng 7 năm 1992 và được đưa vào sử dụng trên các dòng xe thời bây giờ vào tháng 1 năm 1993. Quy định này yêu cầu các xe phải sử dụng xăng không chì và lắp bộ chuyển đổi xúc tác. Những yêu cầu nhằm giúp giảm lượng khí thải cacbon monoxit (CO).

Động cơ xăng:

  • CO: 2.72 g/km
  • HC + NOx: 0,97g /km

Động cơ diesel:

  • CO: 2,72 g/km
  • HC + NOx: 0,97 g/km
  • PM: 0.14 g/km

#2. Tiêu chuẩn khí thải Euro 2

Tiêu chuẩn Euro 2, được ban hành vào tháng 1 năm 1996 và được áp dụng rộng rãi vào tháng 1 năm 1997. Quy định này yêu cầu các xe chạy bằng xăng và diesel phải giảm lượng khí thải cụ thể gồm:

Động cơ xăng:

  • CO: 2.2 g/km
  • HC + NOx: 0.5 g/km
  • PM: Không giới hạn

Động cơ diesel:

  • CO: 1.0 g/km
  • HC + NOx: 0.7 g/km
  • PM: 0.08 g/km

#3. Tiêu chuẩn khí thải Euro 3

Tiêu chuẩn Euro 3 được ra đời tháng 1/2000 để thắt chặt hơn các quy định về khí thải đối với ô tô các giới hạn hạt carbon monoxide và dầu được phép cũng được giảm thêm. Bên cạnh đó giới hạn NOx riêng cho động cơ diesel, giới hạn HC và NOx riêng cho động cơ xăng.

Nhằm cải thiện chất lượng không khí, Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 3 đối với các dòng xe mô tô, xe hai bánh. Đây là một nỗ lực quan trọng của Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân.

Động cơ xăng:

  • CO: 2,3 g/km
  • HC: 0,20 g/km
  • NOx: 0,15
  • PM: không giới hạn.

Động cơ diesel:

  • CO: 0,64 g/km
  • HC + NOx: 0,56 g/km
  • NOx: 0,50 g/km
  • PM: 0,05 g/km.

#4. Tiêu chuẩn khí thải Euro 4

Tiêu chuẩn khí thải Euro 4 được ra đời vào tháng 1/2005 và được áp dụng rộng rãi vào tháng 1/2006 nhằm giảm thiểu lượng khí thải độc hại từ xe chạy bằng động cơ diesel, đặc biệt là giảm giới hạn PM và NOx cụ thể:

Động cơ xăng:

  • CO: 1.0 g/km
  • HC: 0.10 g/km
  • NOx: 0.08 g/km
  • PM: không giới hạn

Động cơ diesel:

  • CO: 0.50 g/km
  • HC + NOx: 0.30 g/km
  • NOx: 0.25 g/km
  • PM: 0.025 g/km

#5. Tiêu chuẩn khí thải Euro 5

Tiêu chuẩn khí thải Euro 5, ra đời vào tháng 9/2009 và được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 1/2011. Tiêu chuẩn này đã bắt đầu giới hạn lượng khí thải hạt NOx, giảm 28% so với tiêu chuẩn Euro 4, nhưng chỉ áp dụng cho động cơ phun xăng trực tiếp từ xe chạy bằng động cơ xăng. Bên cạnh đó, yêu cầu tất cả các xe diesel phải được trang bị bộ lọc hạt, giúp giảm lượng khí thải hạt xuống mức tối thiểu.

Tiêu chuẩn khí thải Euro 5 đã thắt chặt các giới hạn về phát thải hạt từ động cơ diesel, đồng thời giới thiệu một giới hạn mới về số lượng hạt. Chúng được phê duyệt lần đầu tiên cho các loại xe mới từ tháng 9/2011 và tiêu chuẩn này được áp dụng từ tháng 1/2013.

Động cơ xăng:

  • CO: 1.0 g/km
  • HC: 0.10 g/km
  • NOx: 0.06 g/km
  • PM: 0.005 g/km ( áp dụng cho động cơ phun xăng trực tiếp)

Động cơ diesel:

  • CO: 0.50 g/km
  • HC + NOx: 0.23 g/km
  • NOx: 0.18 g/km
  • PM: 0.005 g/km
  • PM: 6.0x10 ^ 11 /km

#6. Tiêu chuẩn khí thải Euro 6

Tiêu chuẩn khí thải Euro 6 được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 9/2014 và được sử dụng phổ biến từ tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn này đã thắt chặt các giới hạn về phát thải NOx từ động cơ diesel, giảm 67% so với tiêu chuẩn Euro 5. Ngoài ra, Euro 6 cũng áp dụng các giới hạn tương tự cho động cơ xăng và dầu diesel.

Ở tiêu chuẩn khí thải Euro 6 này, các nhà sản xuất ô tô đã áp dụng nhiều công nghệ mới, trong đó có phương pháp thoát tuần hoàn khí thải EGR nhằm giảm nhiệt độ đốt cháy, từ đó giảm lượng khí thải NOx.

Động cơ diesel có tiêu chuẩn khí thải Euro 6 sẽ trang bị:

  • Giảm xúc tác chọn lọc (SCR): sử dụng một chất xúc tác kích hoạt bởi một chất phụ gia, thường là urê (chất thải lỏng diesel - DEF hoặc AdBlue) để chuyển hóa NOx thành nitơ và nước.
  • Chất lỏng xeri: được sử dụng để hỗ trợ bộ lọc hạt Diesel, nhằm giúp giảm nhiệt độ cháy muội than.
  • Chất hấp thụ NOx: được sử dụng để loại bỏ các oxit nitơ (NOx) khỏi khí thải.

Động cơ xăng:

  • CO: 1.0 g/km
  • HC: 0.10 g/km
  • NOx: 0.06 g/km
  • PM: 0.005 g/km (chỉ áp dụng với động cơ phun xăng trực tiếp)
  • PM: 6.0x10^11/km (chỉ áp dụng với động cơ phun xăng trực tiếp)

Động cơ diesel:

  • CO: 0.50 g/km
  • HC + NOx: 0.17 g/km
  • NOx: 0.08 g/km
  • PM: 0.005 g/km
  • PM: 6.0x10^11/km

3Tiêu chuẩn khí thải Euro tại Việt Nam

Theo quyết định số 49/2011/QĐ-TTg được đưa ra bởi Chính Phủ đối với các xe ô tô, mô tô hai bánh, được lắp ráp và nhập khẩu mới hoàn toàn phải áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 và 5.

  • Tiêu chuẩn khí thải mức 4 áp dụng từ ngày 1/1/2017
  • Tiêu chuẩn khí thải mức 5 áp dùng từ ngày 1/1/2022

Để đáp ứng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5, các hãng xe thuộc VAMA đã chủ động đầu tư, nâng cấp các thiết bị và công nghệ cho các mẫu xe của mình ngay từ những ngày đầu quyết định được ban hành.

Với việc các hãng xe bắt đầu đưa các mẫu xe đạt tiêu chuẩn khí thải mức 5 ra thị trường, nhân viên bán hàng và đội ngũ kỹ thuật của các hãng sẽ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và hỗ trợ khách hàng sử dụng xe và nhiên liệu hiệu quả.

Tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Việt Nam
Tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Việt Nam

4Tiêu chuẩn khí thải Euro trên xe ô tô đem lại lợi ích gì?

Tiêu chuẩn khí thải Euro trên xe ô tô giúp giảm thiểu lượng khí thải độc hại từ ô tô, bao gồm carbon monoxide (CO), hydrocarbon (HC), oxit nitơ (NOx) và hạt bụi (PM) có trong khí thải.

Các nhà sản xuất ô tô đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Euro, giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí.

Tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Euro, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Euro, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Tiêu chuẩn khí thải Euro được ra đời nhằm bảo vệ sức khỏe con người khỏi những tác hại của khí thải ô tô. Từ việc giảm thiểu lượng khí thải độc hại, nhờ đó có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư.

Bên cạnh đó, khi ô tô tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải, lượng khí thải nhà kính sẽ giảm thiểu đáng kể, giúp các tác động của biến đổi khí hậu từ đó cũng giảm xuống đến mức an toàn.

Tóm lại, tiêu chuẩn khí thải EURO là một trong những biện pháp quan trọng nhất giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí độc hại từ ô tô, từ đó cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe con người.

5Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “Tiêu chuẩn khí thải Euro” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

1

Tiêu chuẩn khí thải Euro có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại phương tiện giao thông mới, chẳng hạn như ô tô điện và xe hybrid. Các loại phương tiện này không phát thải khí thải, do đó không cần phải tuân theo các tiêu chuẩn khí thải Euro.

2

Tiêu chuẩn khí thải Euro có tác động đáng kể đến ngành công nghiệp ô tô. Các nhà sản xuất ô tô phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải ngày càng nghiêm ngặt. Điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất ô tô và thay đổi thị phần của các nhà sản xuất ô tô.

3

Tiêu chuẩn khí thải Euro được áp dụng cho tất cả các loại xe ô tô mới được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn khí thải Euro 5 đã được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với tất cả các loại ô tô, xe hai bánh động cơ, mới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.