Đèn xe ô tô bị ố vàng là hiện tượng thường xuất hiện sau một thời gian sử dụng. Tình trạng này xảy ra bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể do các yếu tố môi trường hoặc từ chính cách sử dụng và bảo quản xe của chủ sở hữu. Vậy có những cách xử lý nào khi đèn xe bị ố vàng?
Có thể thấy, đây cũng không phải nỗi lo quá lớn khi chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc phục vấn đề này bằng những cách đơn giản tại nhà. Để có cho mình câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu ngay qua nội dung được tôi tổng hợp dưới đây.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân chính khiến đèn xe ô tô bị ố vàng và cách xử lý đơn giản mà vô cùng hiệu quả hiện nay.
1Đèn xe ô tô bị ố vàng do đâu?
Chủ xe dễ dàng nhận thấy đèn xe ô tô bị ố vàng và xuống cấp sau một thời gian sử dụng khiến khả năng chiếu sáng bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Trước tiên phải kể đến các yếu tố khách quan từ môi trường. Các miếng ốp bảo vệ đèn xe khi phải tiếp xúc thường xuyên với tia UV trong ánh nắng mặt trời làm hỏng lớp phủ bảo vệ bên ngoài, khiến cho nhựa polycarbonate bị oxy hóa và ngả màu vàng.
Bụi bẩn, bùn đất và các chất ô nhiễm khác bám trên đèn xe ô tô cũng góp phần làm cho bộ phận này bị ố vàng. Khi bụi bẩn bám lâu ngày, nó sẽ ăn mòn lớp phủ bảo vệ của đèn gây nên tình trạng mờ đục. Một số hóa chất, chẳng hạn như dung dịch tẩy rửa xe không phù hợp, cũng có thể làm hỏng và khiến cho đèn xe ô tô bị ố vàng.
Khi di chuyển trên những đoạn đường xấu, hư hỏng thì những tảng đá nhỏ, mảnh vụn sẽ làm hỏng thấu kính của đèn xe ô tô và sỏi đá tạo thành những vết lõm. Khi gặp phải va quẹt nhẹ cũng có thể làm trầy xước lớp phủ bảo vệ, khiến cho đèn xe ô tô dễ bị ố vàng hơn.
Nếu ghế xe ô tô sau một thời gian sử dụng dễ bị ố vàng, bong tróc hay có mùi hôi khó chịu thì một chi tiết như lớp phủ bảo vệ của đèn xe cũng sẽ dần bị lão hóa và bong tróc, gây nên hiện tượng ố vàng. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm cho đèn dễ bị ố vàng như đèn pha chất lượng thấp, sử dụng vật liệu rẻ tiền.
2Cách xử lý đèn xe ô tô bị ố vàng đơn giản
Mỗi chủ sở hữu rất cần quan tâm đến công việc vệ sinh đèn xe ô tô bị ố vàng bởi đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của xe, khiến độ chiếu sáng khi di chuyển vào ban đêm giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, việc rửa xe thường xuyên sẽ không thể đảm bảo chắc chắn đèn xe sáng hơn về lâu dài. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn xử lý tình trạng trên.
#1. Vệ sinh đèn xe ô tô bằng dung dịch tẩy rửa
Nếu các vết bụi bẩn hay vết vàng ố bám trên đèn xe ô tô do quá trình sử dụng lâu dài hoặc do độ ẩm do mưa gây ra lọt vào bên trong. Lúc này bạn cần tháo kính đèn ra và vệ sinh phía bên trong mặt kính bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành cho mặt kính ô tô, sau đó lắp lại đèn xe như ban đầu.
Tiếp theo bạn sử dụng dung dịch vệ sinh bề mặt ngoài của đèn xe một lần nữa và lau khô đèn xe bằng khăn mềm, tránh mạnh tay làm xước. Cần chú ý khi thực hiện bạn nên cẩn thận và chỉ tự mình làm nếu có đủ hiểu biết về tháo lắp đèn xe ô tô. Đây là cách khắc phục tình trạng ố vàng, làm sáng bóng đèn ô tô khá hiệu quả.
#2. Vệ sinh đèn xe ô tô bằng kem đánh răng
Kem đánh răng có khả năng tẩy rửa tốt các lớp cặn bẩn bám lâu ngày trên mặt kính hay nhựa của ốp đèn xe ô tô, cách thực hiện này lại cực kỳ đơn giản.
Bạn cho một lượng kem đánh răng vừa đủ vào khăn mềm hay miếng rửa chén mềm và chà trực tiếp lên bề mặt đèn xe. Sau đó rửa sạch lại bằng nước sẽ giúp loại bỏ các lớp ố vàng hay cặn bẩn trên đèn xe ô tô. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp làm sạch đèn xe ô tô bị ố vàng trong thời gian ngắn nên phải thực hiện thường xuyên để đèn xe có khả năng chiếu sáng hiệu quả hơn.
Lưu ý khi thực hiện, lau một cách chậm rãi theo hình tròn để đạt được kết quả tốt nhất. Không nên dùng loại kem đánh răng có hạt làm mát, tinh thể hoặc các thành phần tương tự vì chúng sẽ dễ làm xước đèn xe.
#3. Vệ sinh đèn xe ô tô bằng giấy nhám
Sử dụng giấy nhám cũng là một cách khắc phục đèn xe ô tô bị ố vàng giúp đèn pha sáng rõ trong thời gian dài mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Đầu tiên, sử dụng nước sạch để làm ướt đèn ô tô và cả phần giấy nhám. Sau đó, đánh bóng phần đèn xe bằng cách chà theo hình vòng tròn xoắn ốc cho đến khi hoàn thành xong toàn bộ khu vực đèn. Không nên chỉ tập trung chà một điểm sẽ gây mòn và lõm đèn xe. Lưu ý dùng loại giấy nhám mịn để tránh gây xước.
Bạn có thể lặp lại quá trình này trong khoảng 2 đến 3 lần để đảm bảo không bỏ lỡ vị trí nào. Trong thời gian chà nhám, hãy xịt một lượng nước vừa phải rồi rửa sạch và lau khô lại bằng khăn sạch. Đến khi đèn xe khô hoàn toàn, hãy làm sạch lại bằng cồn và lau bằng khăn giấy để đảm bảo đèn xe không có bụi trước khi phủ lớp dung dịch chống tia UV.
Tiếp theo, xịt dung dịch phủ bóng để tạo thành một lớp phủ rõ ràng và giữ khô trong khoảng một ngày. Bởi nếu chỉ rửa xe bằng nước thông thường sẽ không đảm bảo đèn xe giữ được độ sáng lâu dài. Vì vậy, cần phải tạo ra lớp phủ ngăn tia UV tác động trực tiếp vào đèn xe.
Ngoài ra, đánh bóng đèn xe ô tô là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ hoàn toàn lớp ố vàng và giúp đèn xe sáng rõ như mới. Bạn có thể tự đánh bóng đèn pha tại nhà hoặc mang xe đến gara để được đánh bóng chuyên nghiệp. Nếu đèn xe ô tô bị ố vàng quá nặng, bạn có thể thay thế cụm đèn pha mới. Tuy nhiên, đây sẽ là một phương pháp tốn kém nhiều chi phí nhất.
Dù chỉ là một bộ phận nhỏ thế nhưng đèn xe ô tô lại có vai trò cực kỳ quan trọng và hữu ích trong quá trình điều khiển, đặc biệt trong đêm tối. Với bí quyết làm mới đèn ô tô bị ố vàng vừa được chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích trong việc làm mới và bảo dưỡng chiếc xe của mình. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
3Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về đèn xe ô tô bị ố vàng mà chủ xe có thể tham khảo thêm:
1
Đánh bóng đèn xe nếu được thực hiện đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng. Tuy nhiên, nếu đánh bóng quá nhiều, không đúng cách hoặc sử dụng các dụng cụ không phù hợp có thể làm hỏng lớp phủ bảo vệ và làm giảm tuổi thọ của đèn xe ô tô.
2
Baking soda có thể giúp loại bỏ lớp ố vàng trên đèn pha xe ô tô, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
- Baking soda có tính kiềm nhẹ, có thể làm mòn lớp phủ bảo vệ của đèn pha nếu sử dụng quá thường xuyên.
- Nên pha baking soda với nước thành hỗn hợp sệt trước khi sử dụng.
- Sau khi sử dụng baking soda, cần rửa sạch lại đèn pha bằng nước.
3
Miếng dán bảo vệ đèn pha có thể giúp ngăn ngừa bụi bẩn và cặn bẩn bám trên đèn pha. Tuy nhiên, miếng dán bảo vệ đèn pha có thể làm giảm độ sáng của đèn.