Điều hòa ô tô là trang bị rất quan trọng trên xế hộp mang lại cảm giác thoải mái cho người ngồi, nhất là với thời tiết nóng bức vào mùa hè. Vì thế khi điều hòa ô tô không mát sâu sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, cách khắc phục ra sao? Cách sử dụng điều hòa ô tô như thế nào để hạn chế vấn đề điều hòa xe hơi không mát? 

Nguyên nhân điều hòa ô tô không mát sâu xuất phát từ rất nhiều lý do, thực tế không phải chủ xe nào cũng nắm rõ. Nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.

Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát sâu, một số cách khắc phục đơn giản và những dấu hiệu người dùng cần bảo dưỡng điều hòa ôtô sớm.

1Nguyên nhân điều hòa xe ô tô không mát sâu

Điều hòa ô tô không mát không chỉ gây tiêu hao nhiên liệu, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà về lâu dài còn tác động đến các bộ phận quan trọng khác. Do đó, chủ xe cần kiểm tra sớm để phát hiện nguyên nhân nhằm khắc phục kịp thời. Dưới đây là các nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát sâu.

#1. Dàn nóng điều hoà bị bẩn

Đây là tình trạng hay gặp nhất khi điều hòa sử dụng lâu ngày không được vệ sinh, bảo dưỡng. Dàn nóng điều hoà ô tô thường nằm ở phía trước quạt gió động cơ và két làm mát giữ vai trò tản nhiệt. Khi dàn nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt khiến điều hòa ô tô không mát sâu, thậm chí là không lạnh.

Dàn nóng điều hòa bị bám bẩn lâu ngày
Dàn nóng điều hòa bị bám bẩn lâu ngày

#2. Dàn lạnh điều hòa bị bẩn, đóng băng

Dàn lạnh điều hoà có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ giúp gas điều hoà toả ra hơi lạnh và được quạt gió thổi vào cabin xe ô tô. Sau một thời gian hoạt động, dàn lạnh bị bám bụi bẩn dẫn đến tình trạng điều hòa không mát sâu, đặc biệt là dễ gây ra mùi khó chịu, sản sinh nấm mốc, vi khuẩn,.. do hơi ẩm tích tụ. Khi dàn lạnh bị bẩn hay xảy ra hiện tượng đóng băng sẽ khiến điều hoà ôtô không mát hay lúc mát lúc không.

Trường hợp dàn lạnh điều hòa ô tô bị bụi bẩn quá nhiều thậm chí tạo thành mảng dày đặc sẽ khiến dàn lạnh bị tắc nghẽn và dẫn đến tình trạng đóng băng. Các khe hở, cửa gió sẽ bị băng kín và tắc nghẽn hoàn toàn làm giảm khả năng lưu thông không khí. Nếu không được khắc phục sớm, hơi lạnh sẽ yếu dần, điều hòa ô tô không mát sâu và thậm chí “chết hẳn”.

Dàn lạnh điều hòa ô tô bị bẩn và thậm chí là đóng băng
Dàn lạnh điều hòa ô tô bị bẩn và thậm chí là đóng băng

Ngoài bị bẩn thì dàn lạnh đóng băng còn có thể do quạt gió điều hoà bị hỏng, van tiết lưu bị hỏng, lọc gió bị bẩn, dàn nóng bị trục trặc, gas lạnh kém chất lượng hay sai chủng loại, hệ thống cảm biến gặp trục trặc,...

#3. Thiếu gas, rò rỉ hoặc thừa gas điều hòa

Khi điều hoà bị thiếu gas lạnh do lâu ngày chưa được kiểm tra, nạp thêm hoặc thay mới sẽ dẫn đến tình trạng điều hoà ô tô không mát sâu thậm chí không mát. Tình trạng này dẫn đến điều hòa hoạt động không hiệu quả, không có khí mát ra cabin xe.

Nếu xe bị rò rỉ gas lạnh thì thông thường được trong khoảng hơn 1 tháng xe sẽ bị hết gas. Khi đó, áp suất sẽ giảm xuống dưới mức bình thường, công tắc áp suất thấp sẽ ngắt mạch và lốc lạnh ngưng hoạt động khiến điều hòa ô tô không mát.

Trong trường hợp điều hoà ô tô bị thừa gas lạnh thì khả năng làm lạnh cũng bị ảnh hưởng. Bởi lúc này, áp suất cao hơn bình thường, lốc lạnh cũng sẽ bị ngắt. Nạp thừa ga lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ thống làm lạnh và thậm chí nguy hiểm hơn là có thể gây cháy nổ. Dấu hiệu khi sạc thừa gas chính là hiện tượng lốc lạnh đóng ngắt liên tục, máy chạy chậm và ghì hơn bình thường.

Thiếu gas, rò rỉ gas hay thừa gas đều có thể khiến điều hòa ô tô không mát sâu
Thiếu gas, rò rỉ gas hay thừa gas đều có thể khiến điều hòa ô tô không mát sâu

#4. Lọc gió điều hòa bị tắc

Điều hòa ô tô không mát sâu có thể bắt nguồn từ nguyên nhân lọc gió bị tắc. Giữ vai trò lọc bụi bẩn nên sau thời gian dài hoạt động, lọc gió ô tô sẽ bị bám đầy bụi bẩn vào lưới lọc. Nếu không được vệ sinh định kỳ, bụi bẩn dễ kết thành mảng dày, gió không thể thoát khỏi dàn lạnh để ra ngoài khiến quạt bên trong không hút đủ gió.

Lọc gió điều hòa ôtô bị tắc
Lọc gió điều hòa ôtô bị tắc

#5. Phin lọc gas điều hòa bị tắc

Phin lọc gas là một bộ phận quan trọng của hệ thống làm lạnh có nhiệm vụ lọc bỏ ẩm và tạp chất cho gas lạnh. Sau thời gian sử dụng, phin lọc bị bẩn và làm tắc nghẽn gas lạnh dẫn đến hiệu quả lọc không cao. Lúc này môi chất làm lạnh không được truyền đến dàn lạnh, dẫn đến hiện tượng điều hòa ô tô không mát sâu. Bên cạnh đó, phin lọc gas còn có thể bị tắc do nạp nhầm gas lạnh giả, gas không đúng chủng loại và không đạt chất lượng.

 Phin lọc gas điều hòa bị tắc ảnh hưởng đến khả năng làm mát
Phin lọc gas điều hòa bị tắc ảnh hưởng đến khả năng làm mát

Ngoài ra, điều hòa ôtô không mát còn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như rơ le nhiệt bị trục trặc, động cơ quá nóng, cầu chì bị cháy, bộ truyền động điều hòa ô tô bị lỗi, hệ thống điều hòa đã lâu không được vệ sinh bảo dưỡng, đai máy nén bị hỏng, van tiết lưu gặp vấn đề,...

2Hướng dẫn cách khắc phục điều hòa ô tô không mát sâu

Điều hòa ô tô không mát sâu có thể gây nên những hậu quả nặng nề nếu không được xử lý kịp thời. Vậy có những cách nào khắc phục tình trạng này? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

#1. Vệ sinh và thay mới lọc gió điều hòa ô tô định kỳ

Như những chia sẻ trên, lọc gió bị bẩn, bám bụi sẽ làm giảm lượng khí lưu thông cũng như cản trở hoạt động làm mát nên điều hòa ô tô không mát sâu. Vì vậy, chủ xe cần lưu ý làm sạch bộ phận này thường xuyên giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn.

Vệ sinh, thay mới lọc gió điều hòa ô tô định kỳ
Vệ sinh, thay mới lọc gió điều hòa ô tô định kỳ

Nếu như bụi bẩn hình thành quá nhiều, người dùng nên cân nhắc việc thay lọc gió mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như điều kiện vận hành cụ thể. Thông thường nên vệ sinh lọc gió sau mỗi 5.000 km, thay mới sau quãng đường 20.000 – 30.000 km vận hành.

#2. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điều hòa

Công việc này khá khó nên nếu không có kinh nghiệm thì tốt nhất không tự mình thực hiện tại nhà. Người dùng nên đưa xế hộp đến các trung tâm uy tín để được kỹ thuật viên kiểm tra toàn bộ hệ thống, tìm ra nguyên nhân và khắc phục vấn đề điều hòa ô tô không mát sâu. Ngoài ra, các bộ phận và chi tiết bên trong cũng cần vệ sinh kỹ lưỡng để đảm bảo khôi phục lại khả năng hoạt động của điều hòa:

  • Vệ sinh bảo dưỡng dàn nóng: Đây là bộ phận thường bám nhiều bụi bẩn nhất làm giảm lạnh, tiêu hao nhiều nguyên liệu và khiến cho động cơ vận hành yếu.
  • Kiểm tra, vệ sinh dàn lạnh: Nếu dàn lạnh điều hòa ô tô không được vệ sinh định kỳ có thể xuất hiện nhiều rác, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi gây mùi khó chịu. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành làm sạch bộ phận này để đem lại hiệu làm mát và khử mùi tốt hơn.
  • Vệ sinh vỏ dàn lạnh: Làm sạch chi tiết này góp phần loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống làm lạnh
Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống làm lạnh

Ngoài ra, nếu máy nén bị hỏng là nguyên nhân làm cho điều hòa ô tô không mát sâu thì chủ xe cần phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới. Chi phí sẽ tùy thuộc vào từng loại xe và nhà sản xuất máy nén điều hòa.

#3. Thêm gas lạnh cho điều hòa ô tô

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra và vệ sinh, đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành bơm thêm gas lạnh cho điều hòa nếu bị thiếu, đồng thời kiểm tra lại hệ thống làm mát một lần nữa. Lượng gas được bơm vào phải vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít gây thừa hoặc thiếu dẫn đến những trục trặc không đáng có.

Thêm gas lạnh cho điều hòa ô tô
Thêm gas lạnh cho điều hòa ô tô

#4. Vệ sinh vào bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên

Có thể nói đây là phương pháp đơn giản nhất và là cách khắc phục quan trọng đối với tình trạng điều hòa ô tô không mát sâu. Đặc biệt, nếu xe thường xuyên di chuyển với tần suất cao trong môi trường nhiều khói bụi, thời tiết khắc nghiệt thì chủ xe nên bảo dưỡng ít nhất 1 lần/năm để có thể kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra.

Vệ sinh và bảo dưỡng ô tô thường xuyên
Vệ sinh và bảo dưỡng ô tô thường xuyên

Trong quá trình chăm sóc và bảo dưỡng xe, bạn cần chú ý sử dụng điều hòa ô tô sao cho đúng cách và hợp lý. Bảo dưỡng điều hòa định kỳ mỗi năm với các bộ phận như lọc gió, lốc điều hòa, dầu bôi trơn, gas lạnh,... Nếu phát hiện hư hỏng thì nên thay mới theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

3Dấu hiệu cần bảo dưỡng điều hòa ô tô sớm

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần bảo dưỡng điều hòa ô tô sớm:

  • Nếu bạn là người sử dụng xe ô tô lâu năm mà chưa lần nào kiểm tra hệ thống điều hòa thì cần bảo dưỡng điều hòa ô tô càng sớm càng tốt.
  • Nếu quạt gió kêu to nhưng không thấy gió vào, hơi mát kém và có thể kèm theo mùi khó chịu cũng là lúc bạn cần bảo dưỡng điều hòa ô tô.
  • Hiệu quả làm mát kém khi phải mất thời gian dài mới có hơi lạnh để làm mát xe, gió ra cửa yếu hoặc không mát và mức độ làm mát không sâu, không đạt được nhiệt độ mong muốn.
  • Nếu như điều hòa ô tô không mát sâu. Xe dừng hoặc chờ đèn đỏ là không có hơi mát, chỉ khi xe di chuyển mới có hơi lạnh. Gặp phải những tình huống đó bạn cần phải bảo dưỡng điều hòa xe hơi.
  • Trường hợp điều hòa bật lên mát nhưng chỉ một lúc sau là tỏa ra hơi nóng. Khi tắt điều hòa vài phút bật lên lại có hơi lạnh và hiện tượng này xảy ra thường xuyên cũng đã tới lúc bạn cần bảo dưỡng điều hòa.
  • Có tiếng kêu lạ phát ra từ hệ thống điều hòa khi bật/tắt và tiếng ồn phát ra từ dàn nóng/lạnh.
  • Mùi hôi phát ra từ cửa gió điều hòa cùng với mùi ẩm mốc, nấm mốc trong xe.
  • Hiệu suất động cơ giảm, hoạt động ì ạch, yếu hớt và xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường.
  • Ngoài ra, bạn nên bảo dưỡng điều hòa ô tô định kỳ (sau mỗi 6 tháng - 1 năm) để đảm bảo hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ.
Những dấu hiệu cảnh bảo cần bảo dưỡng điều hòa ô tô sớm nhất có thể
Những dấu hiệu cảnh bảo cần bảo dưỡng điều hòa ô tô sớm nhất có thể

4Kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa ô tô

Những công việc chính cần trải qua khi kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa ô tô gồm:

#1. Kiểm tra lọc gió

Trước khi bảo dưỡng điều hòa ôtô, bạn cần kiểm tra lọc gió vì nếu lọc gió quá bụi bẩn sẽ gây gây cản trở hoạt động lưu thông không khí, làm giảm hiệu năng của điều hòa. Ngày nay các hãng xe đều khuyến khích khách hàng nên thay lọc gió sau khoảng 2 năm sử dụng để đảm bảo máy lạnh vận hành hiệu quả.

Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ giúp hệ thống làm mát vận hành mượt mà
Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ giúp hệ thống làm mát vận hành mượt mà

#2. Kiểm tra hệ thống làm lạnh ô tô

Khi đã vệ sinh sạch lọc gió mà vẫn không khiến điều hòa hoạt động tốt hơn thì bạn cần kiểm tra toàn diện hệ thống làm lạnh bằng cách khởi động máy, giữ ga xe ở dài vòng tua khoảng 2.000 vòng/phút rồi bật điều hòa hết công suất trong khoảng 10 phút.

Tiếp theo bạn đặt một chiếc nhiệt kế vào cửa gió hoặc phía trước của điều hòa khi máy lạnh đang hoạt động ở công suất tối đa. Trường hợp hệ thống điều hòa tốt thì sau vài phút, nhiệt độ ở cửa lạnh phải thấp hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 15 độ C.

Sau 15 phút hoạt động hết công suất, nếu dưới gầm xe và đoạn đường ống dẫn gas về máy nén khô ráo, không có nước đọng thì khả năng cao là lượng gas trong hệ thống làm mát đã giảm mạnh.

Kiểm tra hệ thống làm lạnh ô tô
Kiểm tra hệ thống làm lạnh ô tô

#3. Kiểm tra mắt ga

Một số phiên bản xe được lắp đặt thêm thiết bị gọi là “mắt ga” vào phía trong bộ lọc khô để quan sát, đánh giá tình trạng của môi chất bên trong hệ thống làm mát. Chiếc kính này sẽ cho phép bạn phán đoán một số lỗi phía trong bộ lọc.

Trường hợp kính trong có nghĩa là lượng môi chất có thể đã cạn gần hết là lúc bạn cần nhanh chóng đưa xe đi bổ sung thêm môi chất. Còn nếu kính có bọt khí thì tức là điều hòa đang bị thiếu gas, bạn cần nhanh chóng bổ sung gas hoặc nạp lại gas hoàn toàn nếu cần thiết.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm bắt được những nguyên nhân cụ thể khiến điều hòa ô tô không mát sâu cũng như tìm được giải pháp phù hợp nhất để khắc phục vấn đề nhanh chóng. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

5Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về điều hòa ô tô không mát sâu mà chủ xe có thể tham khảo thêm:

1

Việc kéo dài thời gian bảo dưỡng hộp số tự động xe ô tô có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của hộp số. Dầu hộp số cũ sẽ bị lão hóa, mất đi khả năng bôi trơn, làm mát và giảm ma sát, dẫn đến:

  • Hộp số hoạt động kém hiệu quả.
  • Các bộ phận bên trong hộp số bị mòn nhanh hơn.
  • Hộp số dễ bị hư hỏng.

2

Theo khoản 1, khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sự khác biệt giữa dừng xe và đỗ xe như sau:

  • Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Khi dừng xe, không được tắt máy và tài xế không được rời khỏi vị trí lái.
  • Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Vì thế, người điều khiển cần chú ý các điều luật cũng như ý định dừng đỗ để tránh bị xử phạt.

3

Để biết được đâu là nơi được phép dừng đỗ xe, bạn cần lưu ý:

  • Quan sát các biển báo giao thông.
  • Chú ý vạch kẻ đường.
  • Kiểm tra xem có biển cấm dừng đỗ xe hay không.
  • Hỏi ý kiến của người dân địa phương hoặc nhân viên bảo vệ.