Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm là lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp hiện nay dẫn tới bị phạt hành chính đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nếu xảy ra va chạm. Vậy quy định về đội mũ bảo hiểm như thế nào? Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Hay cách đội mũ bảo hiểm sao cho đúng cách?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây dựa theo các văn bản và nghị định mới được ban hành theo quy định của pháp luật.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn nắm bắt chính xác các quy định chung về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đối tượng nào sẽ bị xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm và mức phạt là bao nhiêu? Đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị xử phạt trong trường hợp nào? Hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm chuẩn nhất hiện nay.

1Quy định chung về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Mũ bảo hiểm là vật dụng bảo hộ được thiết kế để bảo vệ phần đầu trong trường hợp không may xảy ra va chạm hoặc tai nạn khi lưu thông trên đường, nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng cho người tham gia giao thông. Pháp luật quy định bắt buộc người dân phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các loại phương tiện nhất định.

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.” Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 31 Luật này cũng có quy định sau: “Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm:

  • Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
  • Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
  • Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.

Đặc biệt, Nghị định trên cũng loại trừ xử phạt lỗi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu;
  • Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Phải áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

2Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt của lỗi vi phạm này sẽ được giải đáp thắc mắc đó thông qua Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, bổ sung một số điều trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022 với nội dung cụ thể như sau:

Điểm b, Khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe đạp máy (bao gồm xe đạp điện), xe máy điện sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với những hành vi sai phạm sau:

  • Không đội mũ bảo hiểm cho người đi xe gắn máy, mô tô hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
  • Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi và phải áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng bãi bỏ điểm i, k khoản 2 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường.

Như vậy, hành vi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, tăng gấp đôi so với quy định trước đó. Đối với trường hợp cả người điều khiển xe và người ngồi sau đều vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định sẽ bị phạt hành chính với tổng mức phạt vi phạm là 800.000 - 1.200.000 đồng.

Xử phạt người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm
Xử phạt người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm

Bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm, người điều khiển xe máy cũng cần tuân thủ các quy định khác của luật giao thông đường bộ như đi đúng phần đường, đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng, không sử dụng điện thoại khi đang lái xe... Ngoài ra, việc thay đổi màu sơn xe máy cũng cần được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3Đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị xử phạt trong trường hợp nào?

Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm đương nhiên sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, có những trường hợp đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị xử phạt. Vậy đó là những tình huống nào?

Người điều khiển xe gắn máy, mô tô, xe đạp máy, xe đạp điện cùng những hình thức xe tương tự có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn rơi vào nguy cơ bị xử phạt hành chính như lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đội mũ bảo hiểm không cài quai an toàn hoặc cài quai sai quy cách (sẽ được xếp cùng với nhóm xử phạt đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách).
  • Sử dụng loại mũ bảo hiểm không phải dành cho phương tiện mô tô, xe máy.
Đội mũ bảo hiểm phải cài quai đúng quy định
Đội mũ bảo hiểm phải cài quai đúng quy định

4Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị phạt không?

Quy định về mũ bảo hiểm đạt chuẩn là như thế nào được thể hiện chi tiết trong Văn bản hợp nhất 18/VBHN-BKHCN năm 2015 hợp nhất Quyết định ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đối với thắc mắc rằng đội mũ bảo hiểm thời trang liệu có bị xử phạt hành chính không? Tôi xin giải đáp thực tế chưa có quy định cụ thể nào về việc xử phạt hành chính đối với mũ bảo hiểm thời trang.

Tuy nhiên, những loại mũ thời trang này, phần lớn đều là những sản phẩm kém chất lượng. Các bộ phận của mũ như vỏ, lớp chống xung động có cấu tạo chưa tốt, không đảm bảo được tính năng bảo vệ khi va chạm. Do đó, vì sự an toàn của bản thân và gia đình nên lựa chọn các loại mũ bảo hiểm tốt, có nguồn gốc rõ ràng, chứng nhận đạt chuẩn và tem mác kiểm định đầy đủ.

Đội mũ bảo hiểm thời trang có xử phạt hay không?
Đội mũ bảo hiểm thời trang có xử phạt hay không?

5Hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm chuẩn nhất

Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm là vô cùng nguy hiểm. Mũ bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng mỗi người khi tham gia giao thông. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách đội mũ bảo hiểm đúng quy tắc an toàn. Dưới đây là gợi ý cho bạn về các bước hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách.

  • Bước 1:

    Đầu tiên, khi mua nón bảo hiểm bạn cần chọn mua loại có kích cỡ vừa vặn với đầu. Không nên chọn nón quá rộng cũng không quá chật để đảm bảo sự thoải mái và khả năng bảo vệ. Mũ phù hợp sẽ không có cảm giác đau nhức, khó chịu hay bị đẩy về sau mà vừa vặn với đầu ở mọi khía cạnh trước, sau, hai bên và cả đỉnh đầu.

  • Bước 2:

    Bắt đầu đội mũ lên đầu và vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách với chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.

  • Bước 3:

    Điều chỉnh quai nón bảo hiểm phù hợp với gương mặt bạn, sau đó cài quai nón sao cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai nón sẽ ôm sát với thùy tai.

    Lưu ý tránh để quai mũ bị xoắn bởi như vậy là không đúng chuẩn và sẽ gây đau cho người đội khi cọ xát.

  • Bước 4:

    Kiểm tra lại quai nón lần nữa bằng cách thực hiện đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón. Nếu đưa hai ngón tay vào vừa chứng tỏ là bạn đã đội mũ đúng cách. Không nên cài quai nón quá chật hay quá lỏng để tránh việc văng nón ra ngoài khi di chuyển và gây khó chịu.

    Với các bước đơn giản trên sẽ giúp bạn biết cách đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn nhanh, gọn và chính xác. Nón bảo hiểm được đội đúng chuẩn sẽ không làm người đội mũ khó chịu, tầm nhìn và tai nghe sẽ không bị cản trở.

Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách
Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng cách

Như vậy, hiểu rõ mức phạt khi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm vừa giúp người tham gia giao thông tránh vi phạm pháp luật vừa bảo vệ an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Hãy luôn tuân thủ những quy định này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh nhé. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

6Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp của nhiều người về điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm mà bạn có thể tham khảo thêm:

1

Thời gian sử dụng và thay mũ bảo hiểm bao lâu một lần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, xuất xứ, loại mũ, tần suất sử dụng, điều kiện thời tiết tác động, cách bảo quản của người dùng,… Theo đó thời gian thay mũ bảo hiểm mới vào khoảng từ 2 đến 4 năm.

2

Không nên sử dụng mũ bảo hiểm đã qua sửa chữa. Mũ bảo hiểm là một phần quan trọng trong việc bảo vệ vùng đầu và an toàn khi lái xe. Khi mũ bảo hiểm bị hư hỏng hoặc gặp sự cố, việc sửa chữa không đảm bảo rằng mũ vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn ban đầu, làm mất đi tính năng an toàn và không thể đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ.

Thay vì sử dụng mũ bảo hiểm đã qua sửa chữa, bạn nên chọn mũ bảo hiểm mới đạt chuẩn. Đồng thời tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng, bảo quản và thay thế mũ bảo hiểm theo đúng quy định. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn được bảo vệ tốt nhất trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc va chạm.

3

Theo nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.