Bạn cảm thấy lo lắng về những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra trên đường? Khi không may gặp phải sự cố, thiệt hại không chỉ xảy ra đối với các phương tiện liên quan mà cả với người lái và những người ngồi trên xe khác. Bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe chính là giải pháp giúp bạn an tâm vi vu mọi nẻo đường, giảm một phần thiệt hại về mặt tài chính.

Đây là một trong các loại bảo hiểm ô tô tự nguyện có thể được mua kèm khi tham gia bảo hiểm dân sự bắt buộc hay bảo hiểm thân vỏ xe. Để hiểu rõ hơn về bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe, đừng bỏ qua nội dung được tôi tìm hiểu và tổng hợp ngay bên dưới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe là gì? Đối tượng và phạm vi bảo hiểm? Quyền lợi bảo hiểm ra sao? Có những điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nào? Hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm những gì?

1Bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe là gì?

Khi tham gia bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe, công ty bảo hiểm sẽ chia sẻ rủi ro với người được bảo hiểm trong trường hợp lái xe, phụ xe và những người ngồi trên ô tô không may gặp phải tai nạn không mong muốn khi đang ở trên xe, lên xuống xe khi tham gia giao thông trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe là gì?
Bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe là gì?

Mức trách nhiệm bảo hiểm cho mỗi đối tượng cũng như từng hạng mục chi phí có thể khác nhau tùy theo từng đơn vị bảo hiểm mà bạn chọn. Người tham gia bảo hiểm cần đọc kỹ hợp đồng trước khi ký để nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

2Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm: Lái xe, phụ xe và những người khác được chở trên xe cơ giới (gọi chung là Người được bảo hiểm).

Phạm vi bảo hiểm: Thiệt hại thân thể đối với người được bảo hiểm do tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông.

Ngoài ra, mức trách nhiệm bảo hiểm hay còn gọi là số tiền bảo hiểm được cấp theo yêu cầu của Người được bảo hiểm cho mỗi chỗ ngồi trên xe sẽ được tính trên cơ sở số chỗ ngồi theo thiết kế của xe hoặc theo quy định trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ.

Đối tượng áp dụng của loại hình bảo hiểm này mọi người ngồi trên xe
Đối tượng áp dụng của loại hình bảo hiểm này mọi người ngồi trên xe

3Quyền lợi bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe

Bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe sẽ cung cấp cho người được bảo hiểm (lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe) quyền lợi tài chính khi họ gặp tai nạn giao thông không mong muốn trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Chúng ta cùng xem xét các trường hợp cụ thể sau:

#1. Người được bảo hiểm tham gia số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới 20 triệu đồng/người/vụ.

Người được bảo hiểm bị tử vong do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Bạn sẽ được trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể vĩnh viễn hoặc tạm thời do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Đơn vị trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm Số tiền bảo hiểm nêu trong Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật hiện hành.

#2. Người được bảo hiểm tham gia số tiền bảo hiểm trên 20 triệu đồng/người/vụ.

Người được bảo hiểm bị tử vong do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể vĩnh viễn do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm Số tiền bảo hiểm nêu trong Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật hiện hành.

Người được bảo hiểm bị thương tật tạm thời do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, tiền bảo hiểm được trả như sau:

Tiền bảo hiểm = (tỷ lệ phần trăm của thương tật tạm thời quy định trong Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật x 20.000.000 đồng) + số tiền bảo hiểm x 0,1% x số ngày điều trị, tối đa không quá 180 ngày / vụ tai nạn.

Trường hợp đa vết thương ở cùng một bộ phận, tổng số tiền chi trả cho các vết thương không được vượt quá tỷ lệ mất bộ phận đó tại Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe

4Điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Đơn vị bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp dưới đây:

  1. Hành động cố ý gây thiệt hại của Bên mua bảo hiểm, Chủ xe, Người được bảo hiểm, Người điều khiển xe ô tô và những người có quyền lợi liên quan đến sở hữu, khai thác và sử dụng xe ô tô.
  2. Xe ô tô không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm Xe ô tô tham gia giao thông xảy ra tổn thất, thiệt hại.
  3. Người điều khiển Xe ô tô không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe bắt buộc phải có Giấy phép lái xe tại thời điểm điều khiển xe xảy ra tổn thất, thiệt hại. Trường hợp Người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
  4. Người điều khiển xe ô tô trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
  5. Xe ô tô đi vào đường cấm, khu vực cấm, đường ngược chiều, rẽ, quay đầu tại nơi bị cấm, vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, Xe ô tô đi đêm không có thiết bị chiếu sáng theo quy định.
  6. Xe ô tô sử dụng để đua xe.
  7. Xe ô tô được dùng để kéo xe khác không tuân thủ quy định của pháp luật.
  8. Xe ô tô chở hàng trái phép theo quy định của pháp luật.
  9. Xe ô tô chở/kéo quá tải trọng hoặc quá số lượng người từ 50% trở lên (không bao gồm trẻ em dưới 07 tuổi) theo quy định trên giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (đối với xe chở hàng căn cứ vào tải trọng, xe ô tô chở người căn cứ vào số người chở trên xe, xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng căn cứ vào tải trọng hoặc số người chở trên xe ô tô).
  10. Sự kiện bảo hiểm xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
  11. Tổn thất xảy ra do chiến tranh, khủng bố.
  12. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
  13. Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ khi được xác nhận đó là hành động tự vệ.
  14. Người được bảo hiểm bị cảm đột ngột, trúng gió, bệnh tật.
  15. Người được bảo hiểm bị ngộ độc thức ăn, đồ uống và sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của cơ quan y tế.

Lưu ý: Các điểm loại trừ thứ 2,3,4,5,6,7,8,9 chỉ áp dụng cho tai nạn đối với lái xe.

Một số điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Một số điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

5Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe

Khi xảy ra tai nạn cần giữ nguyên hiện trường, đồng thời áp dụng các biện pháp cứu chữa về người và hạn chế các tổn thất, thiệt hại về tài sản. Báo ngay cho cảnh sát giao thông hoặc cơ quan công an, chính quyền địa phương gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn. Ngoài ra, bạn phải gọi ngay vào hotline trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tổng đài CSKH, thông báo về tình hình cụ thể để được hướng dẫn chi tiết.

Thông thường, hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm những tài liệu sau:

♦ Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường theo mẫu của đơn vị bảo hiểm;

♦ Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

  • Giấy đăng ký xe.
  • Giấy phép lái xe.
  • Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân khác của lái xe.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm.

♦ Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

  • Giấy chứng thương.
  • Giấy ra viện.
  • Giấy chứng nhận phẫu thuật.
  • Hồ sơ bệnh án.
  • Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

♦ Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn:

  • Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
  • Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).
  • Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn.
  • Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.
  • Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm

Có thể thấy, lựa chọn mua bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe là một quyết định quan trọng giúp bảo vệ bản thân, gia đình và mọi người xung quanh trước những rủi ro tai nạn giao thông có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

6Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số những câu hỏi thường gặp về bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe mà bạn có thể tham khảo thêm:

1

Bạn có thể mua bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe cho tối đa số lượng chỗ ngồi trên xe. Ví dụ, nếu xe bạn đi có 5 chỗ ngồi, bạn có thể mua bảo hiểm cho tối đa 5 người.

2

Bạn có thể mua bảo hiểm tai nạn cho lái, phụ xe và người ngồi trên xe tại các công ty bảo hiểm uy tín như Bảo Việt, PTI, BSH, PJICO,... Mua bảo hiểm trực tiếp tại website của công ty bảo hiểm, qua đại lý bảo hiểm hoặc qua các kênh bán hàng khác của công ty bảo hiểm.

3

Bất kỳ ai tham gia giao thông bằng ô tô, xe máy đều nên mua bảo hiểm này để bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro tai nạn.