Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA là một hệ thống phanh trên ô tô được sử dụng trên các mẫu xế hộp hiện đại giúp giảm thiểu hoặc tránh được các va chạm giao thông. Tuy nhiên, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tác dụng cụ thể của tính năng này như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Dựa trên kinh nghiệm chia sẻ của chuyên gia cũng như nhiều người dùng, nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên một cách cụ thể nhất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống ABA là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hiệu quả cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng.

1Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA là gì?

Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA (Active Brake Assist) giúp người lái nhận biết và tránh được các vật cản từ xa một cách tự động nhờ sử dụng cảm biến radar và camera. Sau đó, sử dụng lực phanh để giảm tốc độ xe hoặc thậm chí tự động phanh khẩn cấp nếu cần thiết. ABA như là trợ thủ đắc lực giúp người lái xử lý được các sự cố bất ngờ trên đường, đặc biệt phù hợp với điều kiện đường xá đông đúc và dễ va chạm giữa các xe như Việt Nam.

Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA hay còn gọi BA
Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA hay còn gọi BA

2Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA

Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Cảm biến: Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống ABA, có nhiệm vụ phát hiện các vật thể nằm phía trước xe.
  • Bộ xử lý trung tâm: Bộ xử lý trung tâm sẽ nhận thông tin từ các cảm biến và đưa ra quyết định về việc có cần phải kích hoạt hệ thống phanh hay không.
  • Bộ điều khiển phanh: Điều khiển lực phanh của xe, giúp giảm tốc độ hoặc dừng lại.
  • Còi cảnh báo: Còi cảnh báo sẽ phát ra âm thanh để cảnh báo người lái về nguy cơ va chạm.
  • Màn hình hiển thị: Hiển thị thông tin cảnh báo cho người lái.

3Nguyên lý hoạt động của hệ thống ABA

Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA (Active Brake Assist) hoạt động bằng cách sử dụng radar gắn ở phía bên phải đầu xe có góc quét lên đến 30 độ và tầm quét là 80m để hệ thống nhận biết được những diễn biến ở trước xe. Trường hợp có nguy cơ va chạm với xe phía trước hoặc vật cản nào đó thì ABA sẽ thông báo cho người lái bằng cả âm thanh và hình ảnh.

Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA hoạt động sử dụng radar và cảm biến đầu quét liên tục phát hiện vật cản
Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA hoạt động sử dụng radar và cảm biến đầu quét liên tục phát hiện vật cản

Hệ thống ABA có các mức cảnh báo khác nhau, tùy vào từng trường hợp sẽ đưa ra những thông báo rõ ràng, giúp người lái xe dễ dàng nắm bắt tình hình và xử lý tình huống tốt hơn. Cơ chế hoạt động cụ thể:

  • Cảnh báo khoảng cách được hỗ trợ bằng radar: Nếu xe sắp vượt quá khoảng cách an toàn với phương tiện chạy phía trước trong vài giây nữa với tốc độ trong khoảng từ 7 đến 250 km/h, đèn cảnh báo sẽ xuất hiện trên cụm đồng hồ nay sau tay lái. Nếu khoảng cách tiếp tục rút ngắn nhanh chóng, sẽ có thêm cảnh báo bằng âm thanh ngắt quãng.
  • Hỗ trợ lực phanh tùy theo tình huống: Nếu một nguy cơ va chạm với các vật thể chuyển động có thể được phát hiện trong khoảng tốc độ từ 7 đến 250 km/h hoặc với chướng ngại vật đứng im trong khoảng từ 7 đến 80 km/h và người lái đạp mạnh lên phanh, hệ thống hỗ trợ lực phanh tùy theo tình huống sẽ tự động làm tăng áp lực phanh lên một mức giá trị phù hợp với tình huống nếu cần thiết.
  • Phanh tự chủ: Nếu người lái không phản ứng khi có cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh, hệ thống sẽ tự động phanh tự chủ. Nhờ đó, tốc độ sẽ được giảm đáng kể. Với tốc độ tương đối thấp, hoạt động này đủ để tránh được tai nạn xảy ra. Nếu người lái đạp phanh trong quá trình phanh tự chủ, chức năng hỗ trợ phanh theo tình huống sẽ can thiệp và giảm tốc độ xe cho đến khi xe được phanh cứng lại, nếu cần.
Sơ đồ cách thức hoạt động của hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA
Sơ đồ cách thức hoạt động của hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA

4Hiệu quả và lợi ích hệ thống hỗ trợ phanh chủ động

ABA là hệ thống hỗ trợ phòng ngừa va chạm hiện đại được ứng dụng trên xe hãng xe Mercedes-Benz nhằm giữ an toàn cho toàn bộ người ngồi bên trong xe cũng như các phương tiện xung quanh. Đây được coi là một bước tiến đột phá trong dự định phát triển xe tự lái ở tương lai. Hiện hệ thống này đang được trang bị trên các dòng xe Mercedes-Benz E-Class gồm Mercedes-Benz E180, Mercedes-Benz E200 Exclusive, Mercedes-Benz E300 AMG,...

Hệ thống trợ phanh chủ động giúp giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh, góp phần hạn chế nguy cơ tai nạn và giảm nhẹ hậu quả. Khoảng cách quá gần là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tai nạn nghiêm trọng. Hệ thống trợ phanh chủ động có khả năng bảo vệ gấp ba lần khỏi tai nạn húc vào đuôi xe.

Hệ thống trợ phanh chủ động giúp giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh và giảm thiểu tai nạn
Hệ thống trợ phanh chủ động giúp giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh và giảm thiểu tai nạn

Các nghiên cứu đã cho thấy hệ thống ABA có thể giúp giảm thiểu hoặc tránh được các va chạm giao thông đáng kể. Một nghiên cứu của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia (NHTSA) cho thấy hệ thống ABA có thể giúp giảm 37% số vụ va chạm phía trước, 50% số vụ va chạm nghiêm trọng phía trước cùng 70% số vụ va chạm tử vong phía trước.

Đặc biệt, ABA với sự hỗ trợ của phanh tay điện tử giúp tăng hiệu quả phanh khẩn cấp. Khi hệ thống ABA phát hiện nguy cơ va chạm, nó có thể tự động kích hoạt phanh tay điện tử để giảm tốc độ xe, giảm thiểu nguy cơ va chạm.

6Lưu ý khi sử dụng hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA

Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA là một hệ thống an toàn chủ động quan trọng, giúp giảm thiểu hoặc tránh được các va chạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, người lái cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng hệ thống này để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa:

  • Hệ thống ABA có thể hoạt động không hiệu quả trong một số điều kiện nhất định như đường trơn trượt, nhiều vật cản phía trước.
  • Người lái cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng ABA định kỳ để đảm bảo hệ thống trong trạng thái tốt nhất.
  • Không nên chỉ dựa vào hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA để thay thế cho việc quan sát và xử lý tình huống của bản thân. Người lái vẫn cần tập trung lái xe, quan sát xung quanh để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn va chạm.
  • Khi hệ thống ABA phát ra cảnh báo thì người lái cần nhanh chóng đạp phanh để giảm tốc độ xe hoặc dừng lại hẳn.
  • Nếu hệ thống ABA tự động phanh gấp chủ động thì bạn cần giữ vững tay lái và không đạp phanh quá mạnh để tránh tình trạng xe bị trượt.

Có thể thấy, hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA là một tính năng an toàn hiện đại được nhiều người dùng đánh giá cao hiện nay giúp giảm nguy cơ va chạm cũng như giảm nhẹ hậu quả nếu có xảy ra. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

7Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA mà chủ xe có thể tham khảo:

1

Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA có thể tương tác với các hệ thống an toàn chủ động khác trên xe, chẳng hạn như hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng ACC, hệ thống giữ làn đường LKA, hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDW,...

2

Hệ thống hỗ trợ phanh chủ động ABA có thể được tắt bằng cách sử dụng nút tắt/mở trên bảng điều khiển. Tuy nhiên, người lái không nên tắt hệ thống ABA nếu không thực sự cần thiết, vì hệ thống này có thể giúp giảm thiểu hoặc tránh được các va chạm.

3

Người lái cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống ABA để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt. Các công việc bảo dưỡng hệ thống ABA bao gồm:

  • Kiểm tra cảm biến
  • Kiểm tra bộ xử lý trung tâm
  • Kiểm tra bộ điều khiển phanh