Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS đã được phát triển và ngày càng trở nên phổ biến trên các dòng xe ô tô ngày nay, với mục tiêu chính là làm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với khả năng vận hành cùng sự an toàn của người điều khiển và các hành khách trên xe khi di chuyển trong điều kiện khó khăn như đường trơn trượt hoặc sự xuất hiện của nhiều vật cản.

Vậy tính năng kiểm soát lực kéo TCS là gì? Lợi ích an toàn mà chúng đem lại là gì? Chúng có cấu tạo và cách vận hành như thế nào? Nội dung mà tôi tổng hợp sau đây sẽ đem đến lời giải đáp cho những nghi vấn trên.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát về TCS, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, những hiệu quả cũng như các chú ý mà người dùng nên quan tâm khi sử dụng.

1Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS là gì?

Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS (Traction Control System) là tính năng an toàn có nhiệm vụ kiểm soát xe, duy trì xe trong trạng thái ổn định, tăng độ bám đường khi di chuyển trong điều kiện đường trơn trượt, vào cua gấp hoặc tăng tốc đột ngột.

Ngày xưa hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn này là một công nghệ cao cấp và chỉ được trang bị trên các dòng xe có hiệu suất cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của người sử dụng, TCS đã dần trở nên phổ biến và được trang bị trên hầu hết các dòng xe thương mại hiện nay giúp nâng cao mức độ an toàn cho người sử dụng.

Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS
Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS

2Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS

Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS có cấu tạo không quá phức tạp và được làm từ các thành phần chính bao gồm:

  • Hệ thống cảm biến: Cảm biến này được sử dụng chung các cảm biến tốc độ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS được đặt trên mỗi bánh xe để nhằm mục đích phát hiện sự thay đổi tốc độ do lực kéo bị mất gây ra, đồng thời kết nối với van điều khiển lực kéo tự động (ATC).
  • Bộ điều khiển trung tâm ECU: Tiếp nhận và xử lý thông tin từ cảm biến, sau đó ra lệnh để xe vận hành ổn định và đúng với quỹ đạo.
  • Bộ điều biến lực phanh: Tương tự như hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, bộ phận này có ý nghĩa khi nhận được tín hiệu về nguy cơ trượt bánh, ECU sẽ ra lệnh để điều chỉnh lực phanh cho từng bánh xe.
  • Bộ điều khiển mô-men xoắn động cơ: Bộ phận này sẽ điều chỉnh mô-men xoắn động cơ truyền đến từng bánh xe.
Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS
Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS

3Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS

Người điều khiển sau khi kích hoạt nút TCS trên bảng bảng điều khiển trung tâm của xe. Nút bấm này thường có ký hiệu TC, TCL, ESC hoặc biểu tượng chiếc xe phía trên hai chữ S ngược. Thì hệ thống cũng được khởi động, khi xe đột ngột chuyển hướng để tránh chướng ngại vật, di chuyển qua các đoạn đường trơn trượt, địa hình khó khăn, thì lúc này nếu cảm biến phát hiện ra hiện tượng trơn trượt do mất lực kéo trên bánh xe sẽ lập tức truyền tín hiệu về trung tâm xử lý Ecu.

Ecu tiếp nhận và bắt đầu xử lý dữ liệu, từ đó ra lệnh điều khiển, tự động điều chỉnh lực phanh và mô-men xoắn động cơ cho từng bánh xe, giúp xe di chuyển ổn định và tránh mất kiểm soát nhờ vào dây cáp kết nối với van điều khiển.

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS trên những mẫu xe hiện đại không chỉ can thiệp vào lực phanh, mà còn có thể trực tiếp giảm mô-men xoắn động cơ truyền xuống bánh xe nhờ vào ECU sẽ tự động tăng giảm ga, ngắt phun nhiên liệu hoặc ngắt đánh lửa, giúp hệ thống TCS có thể kiểm soát lực kéo của xe một cách toàn diện và hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ mất kiểm soát xe trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình.

Sơ đồ hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS
Sơ đồ hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS

4Hiệu quả của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS

Tính năng kiểm soát lực kéo TCS giúp phát hiện sớm hiện tượng bánh xe bị trượt từ đó tự động điều chỉnh hệ thống trên từng bánh, giúp duy trì lực kéo tối ưu và hạn chế trượt bánh.

Việc di chuyển trên các tuyến đường trơn trượt, nhiều khúc cua hay có vật cản, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết và địa hình khó khăn, hệ thống này sẽ giúp xe tăng tính ổn định cho xe, hỗ trợ người lái kiểm soát xe tốt hơn.

Khi xe bị trượt dài, điều khiển xe gặp khó khăn vì thừa lái hoặc thiếu lái, dễ bị trượt ra khỏi đường đi, lúc này hệ thống TCS sẽ sử dụng phanh và điều khiển công suất, kết hợp với hệ thống cân bằng điện tử ESC, xe sẽ di chuyển ổn định và an toàn hơn, giúp người lái có thể kiểm soát xe tốt hơn, dễ dàng điều chỉnh xe về đúng với quỹ đạo ban đầu và tránh được những tai nạn.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là hai tính năng an toàn chủ động giúp hạn chế nguy cơ mất kiểm soát xe. Tuy nhiên, ABS giúp đảm bảo độ bám đường và ổn định bánh xe khi phanh gấp, còn TCS giúp kiểm soát độ bám đường khi xe di chuyển, đặc biệt trên đường trơn trượt hoặc khi vào cua.

TCS giúp kiểm soát độ bám đường khi xe di chuyển, đặc biệt trên đường trơn trượt hoặc khi vào cua
TCS giúp kiểm soát độ bám đường khi xe di chuyển, đặc biệt trên đường trơn trượt hoặc khi vào cua

Nhờ TCS, xe có thể tăng tốc nhanh hơn và vào cua ổn định hơn, giúp các xe dòng thể thao vận hành được thời gian vòng đua tốt nhất nhờ khả năng kiểm soát lực kéo tốt của hệ thống.

5Những lưu ý khi sử dụng hệ thống kiểm soát lực kéo TCS

Tuy hệ thống thống hoạt động hiệu quả nhưng trong một số trường hợp cũng có thể gây cản trở khả năng vận hành của xe hoặc không phát huy tác dụng, vì thế để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất thường bố trí một nút điều khiển bật/tắt hệ thống TCS trên bảng taplo, vô lăng hoặc bệ cần số. Người lái có thể chủ động tắt TCS khi cần thiết.

Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS có thể can thiệp quá mức, khiến xe bị giảm tốc độ đột ngột, vì thế trong trường hợp cần thiết, người dùng có thể tắt tính năng để vận hành linh hoạt hơn.

Tính năng TCS có thể không hiệu quả trong điều kiện đường cát, bùn lầy, vì thế người lái cần điều chỉnh tốc độ và cách lái xe phù hợp để vượt qua các tuyến đường này.

Người dùng nên tìm hiểu sách hướng dẫn trước khi dùng để hiểu rõ cách vận hành, quá trình kiểm tra cũng như bảo dưỡng hệ thống để quá trình sử dụng đảm bảo an toàn và lâu bền.

Tóm lại, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là tính năng hỗ trợ người lái, nên được trang bị trên các xe ô tô để giúp xe di chuyển ổn định và nhanh chóng hơn, mọi chuyến hành trình cũng trở nên an toàn và suôn sẻ.

6Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS” mà nhiều tài xế và chủ xe có thể quan tâm và theo dõi.

1

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các hệ thống an toàn khác, chẳng hạn như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống cân bằng điện tử ESC, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA, v.v. Khi kết hợp với các hệ thống an toàn khác, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS sẽ giúp nâng cao hiệu quả an toàn cho xe.

2

Người lái nên tắt hệ thống kiểm soát lực kéo TCS khi muốn tăng tốc nhanh trên đường trơn trượt, khi lái xe trên đường cát, bùn lầy hoặc khi cần lái xe theo phong cách thể thao.

3

Người lái nên bật hệ thống kiểm soát lực kéo TCS khi di chuyển trên đường trơn trượt, chẳng hạn như khi trời mưa, đường ướt, đường cát hoặc bùn lầy.