Hệ thống treo trên ô tô là bộ phận góp phần quyết định đến cảm giác lái của xe, mang đến sự êm ái, an toàn và thoải mái cho người sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống treo trên ô tô có rất nhiều loại khác nhau. Vậy hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo, công dụng, chức năng và các loại phổ biến hiện nay?
Nắm rõ về hệ thống treo ô tô sẽ giúp người đọc có cái nhìn chính xác hơn để có thể ứng dụng trong quá trình trải nghiệm và sử dụng xe. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung được tôi tổng hợp và chia sẻ ngay bên dưới đây.
Trong bài biết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm hệ thống treo trên ô tô, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng và phân loại hệ thống treo.
1Hệ thống treo trên ô tô là gì?
Hệ thống treo là bộ phận quan trọng đặt phía trên cầu trước và cầu sau của xe, kết nối khung xe ô tô với bánh xe cùng hệ thống khung gầm kiểm soát chuyển động của toàn bộ thân xe. Nhờ đó phương tiện có thể vận hành êm ái và ổn định hơn, đặc biệt là khi xe di chuyển trên các quãng đường gồ ghề hay trong lúc ra hay vào cua.
Ngoài ra, hệ thống này còn hỗ trợ truyền lực và mô-men từ bánh xe lên đến khung hoặc vỏ xe giúp bánh xe đảm bảo hoạt động đúng quy trình.
2Cấu tạo của hệ thống treo trên ô tô
Cấu tạo của hệ thống treo trên ô tô thường gồm 3 bộ phận chính đảm nhận nhiệm vụ riêng biệt, cụ thể như sau:
- Bộ phận đàn hồi: Được trang bị trên ô tô dưới nhiều dạng khác nhau như lò xo, lá nhíp, thanh xoắn hay khí nén phù hợp với đặc điểm của từng dòng xe. Bộ phận này giữ nhiệm vụ hấp thụ dao động từ mặt đường lên bánh xe, làm giảm tác động của sức nặng lên phần khung, giúp bánh xe di chuyển êm ái và ổn định. Nhờ vậy, người ngồi sẽ cảm thấy thoải mái, không bị rung lắc quá nhiều trong quá trình di chuyển.
- Bộ phận giảm chấn: Bao gồm hai loại chính là giảm chấn thủy lực và giảm chấn dùng ma sát. Chúng có nhiệm vụ hạn chế dao động của bánh xe và thân xe, hấp thụ các dao động liên tục của bộ phận đàn hồi tạo ra chuyển động êm dịu giúp cho việc lái xe trở nên thoải mái hơn. Nhờ đó, đảm bảo độ bám đường tốt, giảm bớt sự rung lắc khi di chuyển trên đoạn đường gồ ghề.
- Bộ phận dẫn hướng: Hiện có hai loại dẫn hướng chính là dùng nhíp (thường có trên xe tải) và dùng cơ cấu tay đòn (thường trang bị trong các mẫu xe con). Đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống treo ô tô, giúp đảm bảo động học của phương tiện, hướng bánh xe chỉ di chuyển theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, nó còn giữ vai trò tiếp nhận và truyền lực mô-men xoắn từ bánh xe lên khung, vỏ xe giúp xế hộp di chuyển ổn định.
3Công dụng của hệ thống treo trên ô tô
Sự phối hợp hoạt động giữa ba bộ phận chính của hệ thống giúp xe vận hành an toàn và ổn định trên mọi hành trình. Hệ thống treo trên ô tô đảm nhận nhiều vai trò khác nhau với công dụng cụ thể có thể kể đến là:
- Nâng đỡ trọng lượng của xe, chịu tải trọng giúp xe di chuyển ổn định trên đường. Hệ thống phân bổ đều trọng lượng của xe lên 4 bánh, đem đến sự cân bằng, đồng thời đảm bảo độ bám của bánh xe với mặt đường. Nhờ vậy, người lái có thể dễ dàng xử lý, điều khiển khi muốn chuyển hướng, tăng tốc hoặc khi xe phanh gấp.
- Giảm thiểu rung lắc, xóc nảy khi phải di chuyển trên đường gồ ghề. Bộ phận đàn hồi và giảm chấn của hệ thống treo hấp thụ lực tác động lên bánh xe từ mặt đường, giúp xe di chuyển êm ái hơn. Khi đi vào đoạn đường không bằng phẳng, hệ thống treo trên ô tô giúp làm giảm những tác động của sự rung động. Nhờ vậy, mang lại sự thoải mái hơn cho người lái và hành khách trên xe.
- Giúp xe bám đường tốt hơn, đảm bảo an toàn khi lái xe. Bộ phận dẫn hướng của hệ thống treo giúp bánh xe chuyển động theo hướng mong muốn. Nhờ vậy, bánh xe có độ bám đường cao, đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường trơn trượt hoặc khi xe vào cua.
- Làm giảm độ nghiêng, vặn của thân xe, nhất là khi đi vào những đoạn quanh co. Hệ thống treo trên ô tô sẽ giúp cho thân xe nằm ngang và hạn chế bị lật nghiêng quá mức cũng như giữ cho bánh xe tiếp xúc với mặt đường luôn ổn định. Đảm bảo xế hộp chuyển động đúng hướng khi ra vào cua.
Có thể thấy, hệ thống treo có vai trò quan trọng trong việc quyết định cảm giác lái và khả năng vận hành của ô tô. Khi lựa chọn mua xe, người tiêu dùng nên cân nhắc đến hệ thống treo để có được trải nghiệm tốt nhất.
Ví dụ, nếu muốn sở hữu một xế hộp êm ái khi di chuyển trên đường phố, bạn có thể lựa chọn các mẫu xe có hệ thống treo độc lập như Hyundai Accent, Hyundai Elantra, Hyundai Tucson, Hyundai Santa Fe,... Nếu bạn muốn có một chiếc xe ổn định khi di chuyển trên đường trường, bạn có thể lựa chọn các mẫu xe có hệ thống treo phụ thuộc như Hyundai Grand i10, Hyundai i20, Hyundai Creta,... Giá xe Hyundai mới nhất luôn được cập nhật thường xuyên đến khách hàng.
4Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo trên ô tô
Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo trên ô tô dựa trên sự tương tác giữa các bộ phận trong quá trình xe di chuyển. Khi xe đi trên mặt đường không được bằng phẳng, bánh xe sẽ tác động trực tiếp với các phần đường gồ ghề và hiển nhiên tạo ra các rung động.
Lúc này, bộ phận đàn hồi sẽ nén lại và hấp thụ những rung động đó. Sau đó, bộ phận giảm chấn sẽ kiểm soát độ nảy của bộ phận đàn hồi giúp cho ô tô không bị nảy lên quá mức. Đồng thời với quá trình này là sự hoạt động của cần điều khiển và thanh cân bằng để giữ cho bánh xe thẳng đứng với khung xe, hạn chế nguy cơ lật, đổ phương tiện.
5Các loại hệ thống treo trên ô tô phổ biến hiện nay
Dựa theo cấu tạo cùng các yếu tố khác, hệ thống treo ô tô trên thị trường được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó thông dụng và phổ biến có thể kể đến là:
#1. Hệ thống treo phụ thuộc
Hệ thống treo phụ thuộc có cấu tạo đơn giản, các bộ phận được nối liền với thân xe bằng một thanh dầm cầu liền. Hệ thống này có ưu điểm là độ bền cao, chịu tải tốt, đặc biệt đảm bảo được độ cân bằng cho xe khi vào khúc cua nên thường được sử dụng cho các loại xe có tải trọng lớn như xe tải, bán tải hay SUV, xe ô tô có kết cấu khung vỏ rời. Một số mẫu xe Toyota phổ biến, quen thuộc với người dùng như Toyota Fortuner hay Toyota Hilux cũng sử dụng loại hệ thống treo này.
Tuy nhiên, hệ thống treo phụ thuộc cũng có nhược điểm là khả năng bám đường kém, thiếu sự êm ái dễ bị rung lắc khi đi qua đoạn đường gồ ghề. Ở hệ thống treo trên ô tô này, bánh xe sẽ dao động và chịu ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau. Một số kiểu hệ thống treo phụ thuộc phổ biến hiện nay có thể kể đến như hệ thống treo liên kết Satchell, lá nhíp, liên kết Watt…
#2. Hệ thống treo độc lập
Hệ thống treo độc lập có cấu tạo phức tạp hơn hệ thống treo phụ thuộc với trọng tâm xe khá thấp. Các bánh xe tách biệt và có thể di chuyển tự do mà không ảnh hưởng đến nhau. Hệ thống này có ưu điểm là khả năng bám đường tốt, ít bị rung lắc khi đi qua đoạn đường gồ ghề, mang lại cảm giác êm ái cho người ngồi trong xe. Thế nhưng, nó cũng có nhược điểm là độ bền kém hơn hệ thống treo phụ thuộc, chịu tải kém.
Sở hữu nhiều ưu điểm nên hệ thống treo trên ô tô loại độc lập được dùng phổ biến trên nhiều dòng xe ô tô hiện nay. Các kiểu hệ thống treo độc lập chủ yếu là hệ thống treo MacPherson, hệ thống đa liên kết (multi-link), hệ thống tay đòn kép (double wishbone)…
#3. Hệ thống treo bán độc lập
Hệ thống treo bán độc lập hay còn được gọi là hệ thống treo chùm xoắn. Chúng cho phép hai bánh xe chuyển động riêng lẻ nhưng vẫn có ảnh hưởng qua lại đến nhau. Nó thường xuất hiện phổ biến nhất dưới dạng thanh xoắn kết hợp cùng thanh cân bằng. Một số mẫu xế hộp được trang bị loại hệ thống treo ô tô này là Toyota Vios, Toyota Corolla Altis,...
6Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống treo trên ô tô
Hệ thống treo trên ô tô là một hệ thống quan trọng, chịu trách nhiệm kết nối bánh xe với thân xe, đảm bảo xe di chuyển ổn định và an toàn. Để hệ thống treo hoạt động tốt và bền bỉ, cần lưu ý một số điều sau:
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống treo định kỳ: Ngoài việc nắm rõ những thông tin cần thiết, người dùng nên chú ý đến việc bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ. Qua đó giúp phát hiện sớm những hư hỏng và sửa chữa kịp thời, tránh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Thời gian thường rơi vào khoảng 10.000km hoặc 6 tháng/lần.
- Lựa chọn lốp phù hợp với hệ thống treo: Lốp xe là bộ phận chịu lực trực tiếp của hệ thống treo trên ô tô, do đó cần lựa chọn loại lốp phù hợp nhất. Nên lựa chọn lốp có kích thước tương thích với thông số kỹ thuật của xe, hệ số bám đường tốt và khả năng chống ồn cao.
- Không chở quá tải: Việc chở quá tải sẽ khiến hệ thống treo phải chịu lực quá mức, dẫn đến hư hỏng sớm. Nên chở tải phù hợp với khả năng chịu tải của phương tiện.
- Không chạy xe trên đường gồ ghề với tốc độ cao: Chạy xe trên đường gồ ghề với tốc độ cao sẽ khiến hệ thống treo phải hoạt động hết công suất, dẫn đến nhiều vấn đề hư hỏng. Nên chạy xe với tốc độ vừa phải khi di chuyển trên đường gồ ghề.
- Kiểm tra lốp xe thường xuyên: Lốp xe là bộ phận chịu lực trực tiếp của hệ thống treo, do đó cần kiểm tra thường xuyên. Nếu lốp xe bị mòn không đều, có vết nứt hoặc bong tróc thì cần phải thay thế lốp mới.
- Sửa chữa ngay khi phát hiện hư hỏng: Nếu phát hiện thấy hệ thống treo ô tô có dấu hiệu hư hỏng, cần sửa chữa ngay lập tức. Việc sửa chữa sớm sẽ giúp hạn chế các hư hỏng nặng hơn và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Như vậy, hệ thống treo trên ô tô là một trong những bộ phận quan trọng trong kết cấu của một xế hộp giúp đảm bảo cho xe chuyển động êm ái, ổn định và mang đến cảm giác lái thú vị cho người dùng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
7Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về hệ thống treo trên ô tô mà chủ xe có thể tham khảo thêm:
1
Tuổi thọ của hệ thống treo ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại xe, điều kiện sử dụng, cách bảo dưỡng. Nhìn chung, tuổi thọ của hệ thống treo ô tô có thể dao động từ 50.000 đến 100.000 km.
2
Không thể so sánh loại hệ thống treo nào là tốt hơn vì mỗi loại hệ thống treo đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Loại hệ thống treo nào phù hợp nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại xe, mục đích sử dụng, khả năng tài chính của người mua.
3
Khi hệ thống treo ô tô bị hỏng, người lái xe có thể cảm nhận được một số dấu hiệu sau:
- Xe bị rung lắc khi đi qua đoạn đường gồ ghề.
- Xe bị chòng chành khi vào cua.
- Xe bị lệch hướng khi phanh gấp.
- Xe phát ra tiếng ồn lạ khi di chuyển.
Nếu phát hiện thấy một trong những dấu hiệu trên, người lái xe nên đưa xe đi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống treo càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.