Phanh tang trống là một hệ thống phanh được dùng phổ biến trên ô tô hiện nay. Có lẽ bạn đã bắt gặp đâu đó về khái niệm phanh tang trống nhưng vẫn chưa nắm rõ cấu tạo hệ thống phanh ô tô này là gì cũng như đặc điểm và cách thức hoạt động.

Cùng giải đáp những thắc mắc trên và nắm bắt những thông tin cụ thể về phanh tang trống thông qua nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây. Qua đó, người dùng sẽ có thêm nhiều kiến thức để sử dụng hệ thống phanh này một cách hiệu quả nhất.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về phanh tang trống là gì? Cấu tạo, phân loại, ưu nhược điểm và nguyên lý hoạt động ra sao?

1Phanh tang trống là gì?

Phanh tang trống (Drum Brake) hay còn được gọi là phanh guốc, phanh đùm giúp người lái kiểm soát được tốc độ di chuyển phù hợp và dừng xe kịp thời trong những tình huống cần thiết. Hệ thống phanh này chủ yếu nằm ở trục sau của bánh xe và thiết kế theo dạng hộp kín với cấu tạo cùng cách thức hoạt động không quá phức tạp.

Hệ thống phanh này lần đầu tiên được sử dụng là trên một chiếc ô tô do Maybach sản xuất vào năm 1900 và bằng sáng chế sau đó được cấp cho Louis Renault vào năm 1902. Cũng như những hệ thống phanh khác, đây là bộ phận an toàn không thể thiếu trên các loại phương tiện giao thông.

Phanh tang trống ô tô
Phanh tang trống ô tô

2Cấu tạo phanh tang trống

Về cơ bản, hiện nay cấu tạo phanh tang trống bao gồm các thành phần chính như trống phanh, xi lanh phanh, piston, cuppen, má phanh, guốc phanh và lò xo hồi vị và một số bộ phận có nhiệm vụ truyền lực khác. Mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trống phanh: Là một hộp hình trụ rỗng bên ngoài, gắn cố định vào trục bánh xe, chịu được mài mòn, có độ bền cao và khả năng tiêu tán nhiệt khi phanh. Trống phanh sẽ tạo ra một bề mặt ma sát để làm chậm hay dừng bánh xe khi ám phanh ép vào. Lưu ý bộ phận này khá nặng và dễ vỡ.
  • Guốc phanh: Được đặt trực tiếp trên bề mặt trống phanh và tạo nên ma sát với bộ phận này.
  • Má phanh: Là bộ phận được dán hay vít cố định lên guốc phanh và ma sát trực tiếp với trống phanh. Bộ phận này thường làm từ nhôm đúc với trọng lượng nhẹ cùng khả năng tản nhiệt tốt, sẽ bị mòn dần khi phanh.
  • Xi lanh phanh: Tạo nên không gian để chứa các thành phần piston, dầu, cuppen. Hoạt động của xi lanh khá quan trọng, nếu bộ phận này bị lỗi hay hư hỏng thì có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành tổng thể của cả hệ thống phanh tang trống.
  • Piston: Bộ phận được nối với guốc phanh. Khi có áp suất dầu, piston sẽ bị đẩy ra làm cho guốc phanh ép vào trống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại hẳn.
  • Cuppen: Đóng vai trò làm kín xi lanh, không cho khí lọt vào và tránh tình trạng rò rỉ dầu.
  • Lò xo hồi vị: Khi áp suất dầu giảm, lò xo hồi vị sẽ ép piston đưa trở về vị trí ban đầu.

Ngoài ra, hệ thống phanh này còn có một số bộ phận khác chịu trách nhiệm làm bệ đỡ hay truyền lực như dây cáp, tấm lót, thanh chống,...

Chi tiết cấu tạo của phanh tang trống
Chi tiết cấu tạo của phanh tang trống

3Nguyên lý hoạt động phanh tang trống

Phanh tang trống ô tô hoạt động bằng cách tác động lực lên phanh làm các bánh xe quay chậm hoặc ngừng quay. Cụ thể là khi người lái đạp phanh, lực từ bàn đạp phanh sẽ tác động lên cơ cấu dẫn động. Lực này khiến cho các bánh xe ngừng quay và kìm hãm quán tính của xe làm cho xế hộp dừng lại.

Thông qua việc sử dụng áp suất thủy lực ( hay còn gọi là áp suất dầu) để truyền từ xi lanh chính đến xi lanh phanh. Xilanh phanh sẽ tạo ra lực đẩy piston giúp bộ phận này tạo ra áp lực lên guốc phanh. Guốc phanh sẽ tạo nên ma sát bề mặt với phần bên trong trống phanh. Cùng với đó thì trống phanh lại quay cùng với bánh xe nên sẽ làm cho bánh xe di chuyển chậm dần và dừng lại.

Khi không còn sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh xe, lực của lò xo phản hồi sẽ đẩy guốc phanh rời khỏi mặt trong của trống phanh và quay trở về vị trí ban đầu.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động phanh tang trống
Sơ đồ nguyên lý hoạt động phanh tang trống

4Các loại phanh tang trống ô tô

Dựa trên sự kết hợp, mục đích cũng như đặc điểm của guốc dẫn và kéo tạo ra mà hệ thống phanh này được chia thành 4 loại dưới đây:

Loại dẫn và kéo: Đây là loại phanh có thiết kế xi lanh và neo cố định tạo ra lực phanh ổn định ngay cả khi phương tiến đang chạy tiến hoặc lùi. Phanh dẫn và kéo hay dùng trên các dòng xe du lịch.

Loại hai guốc dẫn: Loại phanh tang trống ô tô này sẽ có hai guốc dẫn và xi lanh hai bánh cố định, được liên kết thông qua một bộ điều chỉnh. Với cấu tạo này, phanh có khả năng tạo ra lực phanh rất lớn và mạnh mẽ, thường được trang bị trên loại xe tải từ nhỏ đến trung bình.

Loại một trợ động: Thường có cấu tạo gồm xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh và một trợ động.

Loại hai trợ động: Được cấu tạo bởi hai trợ động, xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh. Đây là loại phanh tạo nên lực phanh rất lớn nên hay dùng làm phanh trung tâm cho xe du lịch, xe tải hay xe nâng hàng.

5Ưu nhược điểm của phanh tang trống

Phanh tang trống là một bộ phận được thiết kế nhằm đảm bảo tính an toàn của xe. Vậy ưu, nhược điểm của hệ thống phanh này là gì?

#1. Ưu điểm

Nếu so với phanh đĩa với đường kính tương đương thì phanh tang trống ô tô tạo nên lực phanh tốt hơn và đảm bảo an toàn, không gây nên tình trạng trượt lết nguy hiểm. Hiện tượng này thường dễ gặp ở phanh đĩa khi thắng gấp.

Với thiết kế kiểu hộp nguyên khối giúp bảo vệ các thành phần bên trong tốt hơn, tránh khỏi sự tác động từ môi trường như bụi bẩn, nước hay bùn đất,...

Guốc phanh có chiều dày lớn hơn chiều dày má phanh đĩa nên chủ xe thường sẽ ít tốn chi phí bảo dưỡng hơn.

Phanh đùm có khả năng cường hóa, đặc biệt thích hợp với những ô tô có trọng lượng lớn.

Chi phí sản xuất, lắp đặt phanh tang trống ô tô thấp hơn nhiều loại phanh khác và có thể tái sử dụng được nên được dùng khá nhiều trên các phương tiện giao thông.

Phanh tang trống ô tô sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Phanh tang trống ô tô sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

#2. Nhược điểm

Trọng lượng loại phanh này nặng hơn so với phanh đĩa nên có khả năng tác động đến tải trọng xe.

Với đặc điểm thời gian giảm tốc chậm nên với tình huống dùng phanh gấp hay đổ đèo thì phanh tang trống hoạt động sẽ không bằng phanh đĩa.

Thiết kế hộp kín nên khả năng tản nhiệt và thoát nhiệt kém khiến nhiệt độ tăng lên nhanh chóng ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần bên trong.

Nhược điểm của phanh tang trống
Nhược điểm của phanh tang trống

6Một số lỗi thường gặp khi sử dụng phanh tang trống ô tô

Phanh tang trống là một bộ phận quan trọng của hệ thống phanh ô tô, có nhiệm vụ giảm tốc độ và dừng xe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì hệ thống này cũng có thể gặp một số lỗi, ảnh hưởng đến hiệu quả phanh. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng mà người lái nên chú ý đến:

  • Phanh bị kêu: Đây là lỗi thường gặp nhất khi sử dụng phanh tang trống. Nguyên nhân có thể do má phanh bị mòn, nước, dầu hoặc đất đá dính vào làm mặt trống của phanh bị trầy xước và phát ra tiếng kêu. Khe hở má phanh và trống phanh không đúng chuẩn cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Phanh bị bó cứng: Hiện tượng này xảy ra khi nhả phanh nhưng má phanh không tách khỏi trống phanh để trở về vị trí ban đầu. Lỗi này thường xảy ra khi phanh gấp, do lò xo hồi bị yếu hay trục quả đào bị mòn và dầu khô. Hệ thống phanh ABS có thể giúp ngăn chặn tình trạng phanh bó cứng, giúp phanh tang trống hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện hiệu suất phanh.
  • Phanh không ăn: Người lái đạp phanh mạnh nhưng xe lại không giảm tốc hoặc giảm rất chậm. Nguyên nhân của tình trạng này là do má phanh bị mòn nhưng chưa thay thế hoặc bề mặt phanh dính dầu mỡ làm giảm ma sát.
  • Má phanh bị bong hoặc vỡ: Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại gây nên hậu quả lớn khiến phương tiện bị kẹt, dừng lại đột ngột. Điều này rất nguy hiểm nếu xe đang di chuyển nhanh trên những cung đường đông đúc.
  • Má phanh bị mòn, trơ lì: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dùng má phanh kém chất lượng hoặc rà má phanh liên tục vào trống phanh khiến chúng nhanh mòn hơn.

Để khắc phục các lỗi trên, chủ xe cần chú ý kiểm tra thường xuyên và đưa xe đến gara uy tín để được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.

Phanh tang trống là một bộ phận quan trọng đảm bảo tính an toàn cho xế hộp, giúp những chuyến đi thêm phần trọn vẹn hơn. Chính vì vậy, với nội dung chia sẻ trên sẽ góp phần đem đến cho chủ xe những thông tin hữu ích và chủ động hơn trong việc lựa chọn, sử dụng hay bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

7Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về phanh tang trống mà bạn có thể tham khảo thêm:

1

Có một số cách để tăng hiệu suất phanh tang trống mà người dùng có thể tham khảo như: 

  • Thay má phanh và trống phanh định kỳ.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng phanh tang trống thường xuyên.
  • Sử dụng dầu phanh chất lượng cao.
  • Không sử dụng phanh gấp

2

Phanh tang trống thường được sử dụng ở phía sau của xe vì:

  • Hiệu suất phanh của phanh này không bằng phanh đĩa, do đó không phù hợp để sử dụng ở phía trước, nơi cần nhiều lực phanh hơn.
  • Phanh tang trống với khả năng chịu nhiệt và độ ẩm tốt, do đó phù hợp để sử dụng ở phía sau, nơi chịu nhiều tác động của môi trường hơn.
  • Phanh tang trống có giá thành rẻ hơn phanh đĩa, do đó phù hợp để sử dụng ở phía sau, nơi cần nhiều chi phí hơn

3

Trong quá trình sử dụng, người dùng cần chú ý kiểm tra hệ thống phanh này với các hạng mục như:

  • Kiểm tra má phanh: Nếu má phanh mòn quá mức thì bạn cần phải thay mới. Ngoài ra, má phanh còn có thể bị cong vênh, nứt, rỉ sét hay dính dầu và chất lỏng khác.
  • Kiểm tra khe hở giữa má phanh và trống phanh: Khe hở quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ làm giảm hiệu suất phanh.
  • Kiểm tra trống phanh: Cần thay trống phanh tang trống khi bị cong vênh, nứt, rỉ sét và mài mòn quá mức.
  • Kiểm tra các bộ phận khác của hệ thống phanh như xy lanh phanh, đường dẫn dầu phanh,...