Động cơ ô tô là bộ phận quan trọng của xế hộp, giữ vai trò quyết định trực tiếp đến khả năng vận hành, sức mạnh của xe. Không ít chủ xe gặp phải những vấn đề trục trặc, hỏng hóc khi không bảo dưỡng động cơ xe ô tô thường xuyên. Vậy những bộ phận nào cần lưu ý kiểm tra định kỳ?
Hoạt động của động cơ được hỗ trợ bởi rất nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó, mỗi bộ phận lại có quy trình và yêu cầu kiểm tra, bảo dưỡng riêng biệt tùy thuộc vào số km, thời gian sử dụng cũng như điều kiện sử dụng cụ thể. Những gì tôi chuẩn bị trình bày bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết về 4 động cơ ô tô đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc đặc biệt mà bạn cần phải kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
1Dầu nhớt động cơ
Dầu nhớt đóng vai trò bôi trơn, làm sạch các bộ phận của động cơ. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm mát bằng cách phân tán lượng nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu. Đồng thời bảo vệ, ngăn cản sự ăn mòn do các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau. Dầu nhớt còn làm kín, giúp nhiên liệu không bị thất thoát ra ngoài. Dầu nhớt hạn chế sự tiếp xúc của các chi tiết kim loại trong động cơ với không khí đem lại hiệu quả chống gỉ.
Qua thời gian sử dụng, dầu nhớt động cơ sẽ bị lẫn bụi bẩn cùng tạp chất dẫn đến sự đổi màu, giảm độ nhớt đồng nghĩa với việc sẽ giảm bớt tác dụng trong việc bôi trơn và các chức năng khác. Từ đó, các bộ phận của động cơ sẽ không thể hoạt động bình thường.
Dầu động cơ dần dần thoái hóa làm mất đi hiệu quả bôi trơn như ban đầu, mức dầu cũng giảm xuống dần dần, nên bạn cần bảo dưỡng động cơ xe ô tô ngay lập tức. Nếu không thực hiện bổ sung thêm hoặc thay dầu đúng thời điểm, quá trình ma sát sẽ làm hao mòn các chi tiết cơ khí, động cơ dễ bị nhiễm bẩn hoặc nhiệt độ quá nóng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
Do đó, thay dầu nhớt động cơ xe ô tô là một công việc bảo dưỡng định kỳ quan trọng cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru và hiệu quả. Việc kiểm tra dầu máy bằng tay khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Thông thường, trung bình cứ xe đi được khoảng 2000km thì nên kiểm tra, bổ sung thêm nếu thiếu dầu và thay dầu mỗi 5.000km. Ngoài ra, bộ phận lọc dầu cũng cần được thay thế cùng lúc với dầu máy ở mỗi 5.000km bởi đây sẽ là nơi giữ lại nhiều bụi bẩn và mảnh vụn trôi nổi bên trong động cơ.
2Hệ thống làm mát
Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ sản sinh ra nhiều nhiệt, do đó việc kiểm soát nhiệt độ động cơ ở mức ổn định là công việc của hệ thống làm mát. Vai trò của nước làm mát giúp giải nhiệt để động cơ hoạt động tốt nhất, giữ mực nước làm mát động cơ ở mức quy định luôn được đặt lên hàng đầu.
Trường hợp bình nước làm mát cạn, động cơ xe ô tô sẽ bị nóng dẫn đến nguy cơ cháy kích nổ. Vì vậy, người lái cần kiểm tra và bổ sung nước làm mát nếu cần thiết để động cơ ô tô hoạt động bình thường. Thông thường, việc kiểm tra dung dịch làm mát được thực hiện mỗi 1.500km và tiến hành thay mới khi xe chạy trung bình khoảng 20.000km.
Ngoài ra, nước làm mát cũng có thể bị hao hụt do bị rò rỉ qua các đường ống dẫn hoặc xi lanh bị nứt dẫn đến nước làm mát bị lọt vào trong buồng đốt. Nếu bạn phát hiện có sự rò rỉ dung dịch làm mát thường có màu cam, xanh lá cây và đỏ trong khoang động cơ hoặc ngay tại vị trí đậu xe, hay nhận thấy nhiệt độ động cơ tăng lên bất thường, hãy kiểm tra và khắc phục ngay lập tức nhằm tránh hậu quả nghiêm trọng.
3Lọc gió động cơ
Vai trò của lọc gió động cơ giúp lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ, giúp cho tỷ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) ở mức ổn định vừa phải. Không khí sạch giúp động cơ đốt cháy nhiên liệu hiệu quả hơn và giảm thiểu khí thải có hại gây ô nhiễm. Qua một thời gian sử dụng, hơi ẩm, bụi bẩn bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc gây tắc nghẽn.
Nếu không được vệ sinh, thay thế, lượng không khí vào động cơ sẽ bị cản trở, tỷ lệ hòa khí có sự sai lệch, làm giảm công suất, nóng máy dễ hư hỏng. Gây muội than trong buồng đốt và động cơ sẽ thải ra nhiều khí độc hơn.
Người lái có thể phát hiện một số dấu hiệu cho thấy lọc gió động cơ cần phải được vệ sinh, thay thế như xuất hiện khói đen từ ống xả, động cơ nóng và khó khởi động,... Tuy nhiên trước khi để các dấu hiệu đó xuất hiện, khi bảo dưỡng động cơ xe ô tô bạn nên chủ động kiểm tra, và vệ sinh, thay thế lọc gió để đảm bảo động cơ ô tô hoạt động bình thường.
4Bình chứa nhiên liệu
Đây là một bộ phận khác của động cơ ô tô bạn cần kiểm tra định kỳ nếu muốn ô tô vận hành một cách bình thường. Trường hợp bình chứa không có đủ nhiên liệu, thành bên trong của bình xăng tiếp xúc với không khí (không còn là xăng như lúc đầy) gây oxy hóa và tạo cặn bẩn. Các chất cặn này sẽ bị hút vào trong đường ống và vào động cơ. Bên cạnh đó nếu như cặn bám vào bộ lọc sẽ khiến bộ lọc bị tắc nghẽn, dẫn đến nhiên liệu không thể tới buồng đốt.
Bình nhiên liệu bị cạn kiệt sẽ làm hỏng bơm nhiên liệu. Nếu như bơm nhiên liệu hút nhiên liệu vào buồng đốt, xăng có vai trò là chất làm mát cho bơm nhiên liệu. Khi nhiên liệu không đủ, bơm sẽ hút không khí. Nếu điều này xảy ra nhiều lần như vậy sẽ khiến bơm bị hỏng.
Các mẫu xe ô tô ngày nay đều được trang bị đồng hồ báo nhiên liệu. Chủ xe cần theo dõi thường xuyên để biết được mức độ nhiên liệu trong bình chứa và bổ sung khi cần thiết.
5Bảo dưỡng động cơ xe ô tô ở đâu tốt nhất?
Ngày nay các chủ xe thường sẽ phân vân giữa việc chọn lựa hãng hay các gara bảo dưỡng bên ngoài để đem xe đi kiểm tra, làm mới trở lại. Hãng xe hay gara bảo dưỡng đều có những ưu điểm và nhược điểm. Tùy theo nhu cầu, khả năng tài chính và độ tin cậy của chủ xe dành cho nơi nào nhất thì bạn sẽ mang xe đến đó để bảo dưỡng.
Bảo dưỡng động cơ xe ô tô ở hãng chất lượng dịch vụ sẽ luôn được đảm bảo. Đội ngũ nhân viên lành nghề sẽ kiểm tra, vệ sinh và thực hiện thay thế phụ tùng xe có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng giúp động cơ hoạt động trơn tru, vận hành bền bỉ hơn. Sử dụng các trang thiết bị hiện đại giúp việc bảo dưỡng động cơ ô tô được chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của hãng là số lượng xe đến bảo dưỡng nhiều nên chủ xe phải chờ đợi lâu và chi phí sửa chữa khá đắt hơn bên ngoài.
Còn bảo dưỡng xe ô tô tại các gara bên ngoài thì sẽ nhận được giá trị ngược lại. Chẳng hạn như chi phí rẻ, linh hoạt chọn địa điểm ở gần nơi sinh sống. Nhưng nếu gặp phải thợ không giỏi hoặc không hiểu biết nhiều về các dòng xe ô tô trên thị trường, sẽ chẩn đoán và trị bệnh cho xe chậm, không đúng. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn bảo dưỡng xe tại các gara bên ngoài. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những gara uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Có thể thấy, việc bảo dưỡng động cơ xe ô tô là vô cùng quan trọng giúp duy trì khả năng làm việc và tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu cũng như duy trì tuổi thọ xe ô tô. Trên đây là những bộ phận mà chủ xe nhất định phải kiểm tra kỹ lưỡng định kỳ, thường xuyên để đảm bảo xế hộp hoạt động tốt. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn và giải đáp thêm, bạn vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
6Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bảo dưỡng động cơ xe ô tô mà chủ xe có thể tham khảo:
1
Việc thay dầu động cơ xe ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quãng đường mà xe đã chạy tính từ lần thay dầu trước đó, thời gian sử dụng xe tính từ lần thay dầu trước và theo loại dầu đang dùng.
2
Bạn nên thay dầu động cơ xe ô tô theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông thường, nhà sản xuất sẽ khuyến cáo loại dầu động cơ và cấp độ nhớt phù hợp với từng loại xe. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của kỹ thuật viên tại trung tâm bảo dưỡng để chọn loại dầu động cơ phù hợp với phương tiện.
3
Thời gian bảo dưỡng động cơ xe ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại xe: Các loại xe khác nhau có nhu cầu bảo dưỡng khác nhau.
- Điều kiện vận hành: Xe vận hành trong điều kiện khắc nghiệt như đường xấu, bụi bặm, nhiệt độ cao,... hay người lái thường xuyên phanh gấp, tăng tốc đột ngột thì động cơ xe cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn.
Thông thường, các nhà sản xuất xe ô tô khuyến cáo nên bảo dưỡng động cơ xe ô tô sau mỗi 5.000-10.000 km hoặc 3-6 tháng một lần. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra lịch bảo dưỡng định kỳ của xế hộp để biết thời gian bảo dưỡng cụ thể.