Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc lái và sở hữu cho mình một chiếc xe ô tô dần trở nên quen thuộc với nhiều người. Đối với hành trình khám phá lái xe ô tô cho người mới và rèn luyện những kỹ năng này có thể gặp phải không ít khó khăn và thách thức.

Từ việc nắm vững quy tắc giao thông, tới việc điều khiển phương tiện và đối mặt với các tình huống phức tạp trên đường, lái xe ô tô cho người mới đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn.

Nhưng các bạn đừng lo lắng, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá ra những bí quyết lái xe an toàn, giúp bạn tự tin vượt hành trình, chinh phục mọi thử thách.

Nghe thật khó tin đúng không ? Nhưng đó là sự thật vì trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn 17 cách lái xe ô tô cho người mới cùng những nguyên tắc quan trọng không thể bỏ qua. Bạn đã sẵn sàng chưa? Bắt đầu ngay thôi nào!

1Tìm hiểu và làm quen xe ô tô trước khi lái

Trước khi khởi hành, bạn bước lên một chiếc xe ô tô mới, hãy dành chút thời gian để xem qua cách vận hành của xe trước khi lái.

Mỗi dòng xe hoặc mỗi hãng sản xuất có thể có cách sắp xếp khác nhau,việc quan sát sẽ giúp bạn hiểu cách điều khiển và tương tác với xe một cách hiệu quả hơn.

Bạn cần làm quen và thực hành hiểu rõ côn, ga, phanh, cần số và phanh tay khi xe chưa chạy để nắm vững vị trí và thao tác chính xác khi lái xe.

Làm quen trước với thao tác trên xe
Làm quen trước với thao tác trên xe

2Nguyên tắc trước khi lái xe

Để đảm bảo an toàn và sự thoải mái khi lái xe ô tô, các bạn cần thực hiện một số nguyên tắc quan trong sau:

#1. Thắt dây an toàn

Việc đầu tiên khi lái xe ô tô là cài dây an toàn khi ngồi vào vô lăng. Đây là nguyên tắc lái xe an toàn và quan trọng nhất. Tài xế nên tạo dựng điều này thành thói quen tốt.

Đặc biệt, nếu bạn chở trẻ nhỏ, hãy đặt trẻ ngồi vào những chiếc ghế phù hợp và thắt dây an toàn. Trẻ em dưới 10 tuổi phải ngồi trong những chiếc ghế đã được quy định phù hợp với độ tuổi, cân nặng và ngoại hình để đảm bảo an toàn.

Thắt dây an toàn khi lái xe
Thắt dây an toàn khi lái xe

#2. Chỉnh ghế lái

Để lái xe thoải mái nhất, hãy chỉnh ghế lái sao cho vừa vặn với cơ thể và đồng thời cần đảm bảo tầm nhìn tốt.

Hãy điều chỉnh ghế sao cho vừa với tầm điều khiển vô lăng để có thể dễ dàng kiểm soát và xử lý các tình huống khi lái xe.

Nhớ rằng tư thế lái xe thoải mái và đúng cách là điều quan trọng để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Chỉnh ghế lái tư thế ngồi lái xe thoải mái
Chỉnh ghế lái tư thế ngồi lái xe thoải mái

#3. Điều chỉnh gương

Đây là một bước quan trọng mà bạn cần chú ý trước khi lái xe ô tô. Hãy điều chỉnh gương sao cho góc nhìn rộng nhất, giúp bạn có thể quan sát phía sau một cách rõ ràng và đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường.

Điều chỉnh gương sao cho góc nhìn rộng nhất
Điều chỉnh gương sao cho góc nhìn rộng nhất

#4. Hạ phanh tay ô tô

Để tránh xe nhanh xuống cấp, trước khi di chuyển, tài xế nên hạ phanh tay ô tô, lúc này bạn chỉ cần kéo cần gạt phanh tay lên và giữ nút nhấn (nếu có), sau đó bạn có thể bắt đầu lái xe bình thường.

Hạ phanh tay ôtô an toàn trước khi lái xe
Hạ phanh tay ôtô an toàn trước khi lái xe

#5. Đạp thắng và đề nổ khởi động xe

Trước khi khởi động xe, tài xế nên nhấn phanh để đảm bảo xe đứng im và không di chuyển. Sau khi đã đảm bảo xe dừng hoàn toàn, bạn có thể bắt đầu đề nổ xe.

Khi đã khởi động thành công, bạn hãy từ từ thả chân ra khỏi bàn phanh và chuẩn bị việc di chuyển.

Thói quen nhấn phanh trước khi khởi động xe là một biện pháp an toàn. Điều này giúp đảm bảo rằng xe không trôi chạy khi khởi động, tránh gây ra các tai nạn không mong muốn.

Trước khi khởi động xe đạp thắng an toàn
Trước khi khởi động xe đạp thắng an toàn

3Tâm lý vững và tập trung khi lái xe

Cách lái xe ô tô cho người mới không bối rối và lo lắng khi chạy xe qua ngã ba, ngã tư, tài xế cần chú ý đọc biển báo để không vi phạm Luật Giao thông Đường bộ. Đặc biệt không chạy theo xe buýt vì có những lối rẽ chỉ dành cho xe buýt, xe con không được lưu thông và những xe này thường thắng, dừng đột ngột.

Cần giữ cho bản thân tâm lý vững khi lái xe, tâm trạng phải thật thoải mái, bình tĩnh khi vận hành không nên xen lẫn bất cứ sự lơ đễnh nào cũng có thể dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng.

Khi lái xe, có rất nhiều thứ từ trong xe đến bên ngoài có thể làm bạn bị phân tâm rời mắt khỏi con đường phía trước, chẳng hạn như buồn ngủ khi lái xe, uống ngụm cà phê, uống trà, ăn, kiểm tra tin nhắn, nghe gọi, quan sát người ngồi sau… Những thói quen này đều tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Để lái xe an toàn, hãy luôn giữ tầm nhìn rõ ràng và không bị che khuất bởi vật cản. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, tránh chạy gần các xe lớn, để phản ứng nhanh chóng trong tình huống nguy hiểm.

Đặc biệt không lái xe khi bị ảnh hưởng bởi chất kích thích, rượu bia, vì sẽ làm mờ tầm nhìn và giảm khả năng phản ứng của bạn.

Tránh trường hợp buồn ngủ lái xe lun giữ tỉnh táo
Tránh trường hợp buồn ngủ lái xe lun giữ tỉnh táo

4Tập thói quen quan sát gương chiếu hậu

Với những người mới biết lái xe, bạn cần chú ý quan sát cả phía trước và chú ý quan sát gương chiếu hậu. Hãy nhìn gương để quan sát 2 bên đường và phía sau xe.

Khi bạn quan sát tổng thể diễn biến giao thông để không mắc phải thói quen nguy hiểm như tạt đầu xe khác, cọ thành xe vào ven đường, chèn vạch.

Khi lùi xe, bạn không nên quay đầu lại hay thò đầu ra ngoài mà hãy làm quen kỹ năng quan sát gương.

Chú ý quan sát gương chiếu hậu khi lái xe ô tô
Chú ý quan sát gương chiếu hậu khi lái xe ô tô

5Mẹo xử lý khi giao nhau có đèn xanh, đèn đỏ

Kinh nghiệm lái xe tài mới nên áp dụng khi đến các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu là khi thấy đèn xanh nhưng chỉ còn khoảng 3 - 4 giây, hãy giảm tốc độ từ từ và dừng xe. Không nên cố tình tăng ga để phóng nhanh vì điều này rất nguy hiểm.

Ngược lại, khi đang dừng đèn đỏ, dù sau đó đèn đã bắt đầu chuyển sang xanh, hãy tăng tốc từ từ, không đạp ga phóng nhanh, phòng trường hợp xe từ ngã khác cố gắng chạy vượt phút cuối.

Chấp hành tín hiệu đèn giao thông không vượt đèn
Chấp hành tín hiệu đèn giao thông không vượt đèn

6Kinh nghiệm lái xe vào vòng xoay

Di chuyển vào vòng xoay đòi hỏi kinh nghiệm lái xe ô tô và kỹ năng khéo léo để thực hiện một cách an toàn.

Khi bắt đầu nhập vào vòng xoay, tài xế hãy giảm tốc độ, đồng thời luôn nhường đường cho các phương tiện đang có mặt trong vòng xoay, đặc biệt là những phương tiện bên trái để tránh xảy ra va chạm.

Khi lái xe ô tô vào vòng xoay bạn phải đảm bảo xe của mình ở phần ngoài của vòng xoay và không xâm nhập vào phần trung tâm. Luôn cần liên tục quan sát gương chiếu hậu và nhìn chéo qua cửa sổ để nắm rõ tình hình xung quanh.

Trừ khi có tín hiệu giao thông, đường quá đông hay yêu cầu đặc biệt, người lái tránh dừng lại khi vào vòng xoay và luôn giữ đều tốc độ khi liên tục di chuyển.

Luôn nhớ sử dụng đèn xi-nhan để thông báo cho các phương tiện xung quanh ý định rẽ ra khỏi vòng xoay. Sau khi rẽ ra, bạn hãy tăng tốc độ nhẹ nhàng để không cản trở giao thông phía sau.

Luôn chú ý quan sát lái xe khi vào vòng xoay
Luôn chú ý quan sát lái xe khi vào vòng xoay

7Kinh nghiệm lái xe đường hẹp

Kinh nghiệm lái xe ô tô quan trọng cho người mới khi lái vào đường, ngõ hẹp là "đầu xuôi đuôi lọt". Nếu xe di chuyển qua được phần đầu, ở bộ phận gương chiếu hậu, bạn có thể yên tâm rằng phần đuôi xe cũng sẽ qua dễ dàng.

Tuy nhiên, lưu ý rằng kinh nghiệm này chỉ áp dụng cho xe ô tô con, không áp dụng với các loại xe lớn như xe tải, đầu kéo, bởi phần thùng hàng phía sau thường lớn hơn phần đầu xe và gây khó khăn trong việc lọt vào ngõ hẹp.

Không quên việc sử dụng còi và bật đèn chiếu sáng để cảnh báo và thông báo vị trí của bạn đối với các phương tiện khác, đặc biệt là khi đi vào các khúc cua khi lái xe ô tô trên đường đèo.

Chú ý lái xe đường hẹp đông đúc xe cộ
Chú ý lái xe đường hẹp đông đúc xe cộ

8Kinh nghiệm quay đầu, tiến và lùi xe an toàn

Với những người mới lái xe ô tô thì kỹ năng quay đầu xe có thể là nỗi ám ảnh thật sự. Cần chú ý những nơi có biển báo được phép sang đường, quay đầu cần bật đèn xi-nhan từ sớm, khi áp sát nơi có thể quay xe thì từ từ đánh lái, quan sát gương chiếu hậu.

Khi lái xe ô tô trong thành phố cần áp dụng kiểu quay đầu giữa đường thì cần quan sát và tìm vị trí có thể quay đầu được

Trong những tình huống di chuyển tiến và lùi trên các đoạn đường cong, chúng ta có thể tuân theo quy tắc "tiến bám lưng, lùi bám bụng". Có thể được hiểu rằng:

''Tiến bám lưng'' là việc ôm cua trên đoạn đường cong. Để tránh va chạm vỉa hè, tài xế mở rộng vòng cua để phần đầu xe gần sát vào phần lưng đường.

Trong trường hợp khi vào cua cổng hẹp, người lái cắt cua rộng và đặt phần đầu xe sát vào cột cổng phía xa. Việc bám lưng giúp tránh đè vạch sang đường ngược chiều hoặc lún bánh sau xuống lề, đặc biệt với xe dài.

Khi rẽ cần mở rộng vòng cua để không bị va chạm phần đuôi
Khi rẽ cần mở rộng vòng cua để không bị va chạm phần đuôi

"Lùi bám bụng" khi lùi xe, cần đặt sát lốp phía sau vào đoạn đường cong nhỏ (bụng) để tạo góc lùi lớn, giúp bánh trước không chèn ra ngoài đường.

Trường hợp này thường gặp khi lùi xe vào chỗ đỗ ở chung cư hay trung tâm thương mại. Lúc đánh lái về một bên, cần căn mép xe phía sau sát xe bên cạnh hoặc vạch sơn phía bên để vào khung đỗ xe dễ dàng và gọn gàng nhất.

9Kinh nghiệm đậu và đỗ xe tránh trầy xước

Đỗ xe theo kiểu ghép ngang hay lùi chuồng đều đòi hỏi người lái phải có kỹ năng. Khoảng cách tiêu chuẩn để đỗ xe ghép ngang không bao giờ đủ ở Việt Nam, vì vậy bạn cần lùi xe khéo léo hơn, cẩn thận hơn.

Khi đỗ xe, cần có sự bình tĩnh, quan sát gương chiếu hậu. Nếu thấy khó, hãy yêu cầu sự trợ giúp. Khi đỗ vào một vị trí, hãy lùi xe chậm rãi để dễ dàng điều khiển hướng và tránh va chạm với các vật thể xung quanh.

Ngày nay nhiều xe hiện đại được trang bị cảm biến hoặc camera lùi, người lái có thể tận dụng để có cái nhìn tổng quan về khoảng cách giữa xe và các vật cản.

Khi đỗ xe sát lề đường, cần cẩn thận quan sát khi mở cửa xe để tránh va chạm với các xe đi ngang qua. Luôn dừng đỗ xe ở những nơi cho phép và tuân thủ luật giao thông trên đường.

Đỗ xa an toàn tránh gây xước xe
Đỗ xa an toàn tránh gây xước xe

10Quan sát biển báo giao thông

Khi lái xe, cần quan sát và hiểu rõ các loại biển báo giao thông đường bộ, vạch kẻ đường và ý nghĩa để không mắc lỗi, chẳng hạn những biển báo rất quen thuộc trên đường như biển báo hạn chế tốc độ, biển cấm ô tô, cấm dừng đỗ, biển được phép rẽ phải khi có đèn đỏ… . Không quên chú ý đến biển cảnh báo động vật khi lái ô tô ban đêm

Chú ý quan sát và ghi nhớ biển báo
Chú ý quan sát và ghi nhớ biển báo

11Kiểm soát tốc độ

Rất dễ bắt gặp tình trạng những người lái trẻ tuổi phóng nhanh vượt ẩu, không tuân thủ tốc độ quy định khi lái xe, thậm chí họ không giảm tốc độ khi di chuyển vào những khúc cua.

Vì vậy, với những người mới lái xe ô tô, điều kiện tiên quyết lái xe an toàn đó là phải tuân thủ tốc độ cho phép, đặc biệt phải lái xe chậm lại khi di chuyển trên địa hình trơn trượt, có tuyết, đường hẹp hoặc nhiều gió.

Theo thông tin từ tổ chức Y tế Thế giới đã công bố, khi tăng tốc xe trung bình chỉ 1 km/h sẽ làm tăng 3% tỷ lệ tai nạn có chấn thương và 4 - 5% tỷ lệ tai nạn chết người.

Do đó, hãy đặt sự an toàn của bản thân lên trên hết khi tham gia giao thông, không nên vì chút nóng vội để rồi nhận lại rủi ro nguy hiểm không thể lường trước.

Làm chủ tốc độ tay lái để kịp thời xử lý các tình huống trên đường
Làm chủ tốc độ tay lái để kịp thời xử lý các tình huống trên đường

12Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe

Khi lái xe ô tô trên đường cao tốc đa làn, làn đường vượt được thiết kế riêng để phục vụ các phương tiện có thể vượt lên trước rồi chuyển lại về làn cũ dễ dàng.

Do đó, thay vì di chuyển trên làn đường vượt suốt cả hành trình, việc chia sẻ làn đường vượt sẽ chính là cách giúp bạn tránh được những người lái phóng nhanh, vượt ẩu.

Bạn cần tránh thói quen bám sát phương tiện phía trước vì nó sẽ khiến bạn phản ứng các sự cố phía trước chậm hơn.

Luôn giữ khoảng cách an toàn tránh gây tai nạn lái xe
Luôn giữ khoảng cách an toàn tránh gây tai nạn lái xe

13Di chuyển trong khung giờ cao điểm

Lái xe vào giờ cao điểm trên các tuyến đường đông đúc thường rất dễ khiến bạn bực mình. Vì vậy, để tránh những sự cố va quẹt, trầy xước thì bạn hãy cố gắng giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước để có đủ thời gian phản ứng với các trường hợp bất ngờ.

Bạn cũng cần hiểu rõ về chiếc xe đang lái về những tính năng tiện ích nhằm tận dụng các tính năng và công nghệ một cách tối ưu.

Di chuyển cẩn thận trong giờ cao điểm
Di chuyển cẩn thận trong giờ cao điểm

14Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm

Lái xe ô tô ban đêm không đơn giản với bất kỳ tài xế nào, nhất là với những người mới biết lái xe. Bởi bạn sẽ khó đánh giá khoảng cách và phát hiện các mối nguy hiểm trong bóng tối. Và đặc biệt nguy hiểm khi gặp phải ánh đèn pha của phương tiện đi ngược chiều gây chói mắt.

Do đó, khi lái xe ban đêm, bạn rất nên giảm tốc độ để bản thân có thêm thời gian phản ứng với các tình huống bất ngờ.

Đồng thời, hãy chuyển từ đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn của các xe di chuyển phía ngược lại. Bạn cũng cần giữ sạch kính chắn gió phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn vào ban đêm.

Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm
Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm

15Sử dụng hệ thống đèn

Đối với tài xế mới, việc sử dụng đèn là một phần quan trọng để lái xe ô tô an toàn không thể thiếu.

#1. Sử dụng đèn khi lái xe bình thường

Khi lái xe ô tô ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, việc sử dụng đèn là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho tài xế mới.

  1. Bật đèn chiếu sáng: Trước khi bắt đầu hành trình vào ban đêm hoặc lái xe ô tô khi trời mưa lớn, điều kiện sương mù, hãy chắc chắn bật đèn chiếu sáng. Bạn cần sử dụng đèn pha (đèn chiếu xa) khi lái ở ngoài đô thị và đèn cốt (đèn chiếu gần) khi lái xe trong khu đô thị.
  2. Dùng đèn xi nhan: Khi chuyển hướng hoặc thay đổi làn đường, nên bật đèn xi nhan sớm để thông báo ý định của bạn cho các xe khác. Giúp tăng cường tính an toàn và tránh xảy ra tai nạn.
  3. Tránh sử dụng đèn sương mù sai quy định: Chỉ sử dụng đèn sương mù khi điều kiện thời tiết thực sự xấu và hạn chế tầm nhìn. Không nên sử dụng đèn sương mù trong điều kiện thời tiết bình thường vì nó có thể làm mờ tầm nhìn của người lái xe khác.
  4. Chú ý đến đèn của xe khác: Khi lái xe vào ban đêm, hãy chú ý đến ánh sáng đèn của xe khác. Tránh nhìn trực tiếp vào đèn chiếu xa của xe phía trước để tránh mất tầm nhìn tạm thời.
Bật đèn chiếu sáng lái xe thời tiết thiếu ánh sáng
Bật đèn chiếu sáng lái xe thời tiết thiếu ánh sáng

#2. Sử dụng đèn khi gặp sự cố

Khi gặp sự cố trong quá trình lái xe, việc sử dụng đèn đúng cách là một phần quan trọng để bảo đảm an toàn cho tài xế mới.

Trong trường hợp nếu bạn gặp sự cố như hỏng xe, xảy ra tai nạn, hãy ngay lập tức bật đèn cảnh báo của xe để thông báo với các tài xế khác trên đường.

Đèn cảnh báo thường có màu đỏ hoặc cam và giúp tăng khả năng nhận biết xe đang gặp sự cố, giảm nguy cơ xảy ra va chạm với các phương tiện khác.

Bật đèn cảnh báo khi trường hợp gặp sự cố
Bật đèn cảnh báo khi trường hợp gặp sự cố

16An tâm nhờ hệ thống ABS

Hệ thống ABS là trang bị an toàn cực kỳ hữu ích đối với những tay lái mới, giúp bạn kiểm soát vô lăng và duy trì sự ổn định của phương tiện, bằng cách giữ bánh xe không bị khoá và trượt trên mặt đường.

Khi hệ thống ABS được kích hoạt, bạn có thể nghe thấy tiếng bánh xe khóa và mở, bởi chân phanh sẽ rung nhẹ. Bạn không cần lo lắng, vì đấy là cách hệ thống tự vận hành khi người lái đạp phanh gấp.

Hệ thống ABS là trang bị an toàn cực kỳ hữu ích an toàn khi phanh
Hệ thống ABS là trang bị an toàn cực kỳ hữu ích an toàn khi phanh

17Sử dụng hệ thống cân bằng điện tử (ESC) để hạn chế rủi ro

Khi điều khiển xe trên những cung đường xấu như đường trơn trượt, có nhiều ổ gà… thì bạn cần giảm tốc độ để phòng tránh những yếu tố bất ngờ. Vì thế, hệ thống cân bằng điện tử (ESC) được trang bị trên xe sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả.

Hệ thống ESC được trang bị bộ cảm biến, giúp duy trì sự cân bằng của xe khi phát hiện nguy cơ lật, bằng cách áp dụng lực phanh độc lập trên từng bánh và giảm mô-men xoắn động cơ khi cần thiết.

Hệ thống ESC an toàn
Hệ thống ESC an toàn

Trên đây là 17 kinh nghiệm lái xe ô tô cho người mới mà DailyXe muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể nắm vững những kỹ năng và quy tắc để giúp bạn tự tin hơn trên đường và tránh được những tình huống bất ngờ. Chúc bạn luôn lái xe an toàn trên mọi cung đường!

18Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là ba câu hỏi mà các tài xế mới thường thắc mắc, nhân cơ hội trong bài viết này tôi sẽ cùng các bạn tìm ra câu trả lời

1

Khi mới học lái, tài xế nên lái xe với tốc độ chậm và điều chỉnh vận tốc phù hợp để đảm bảo an toàn và thích ứng dễ dàng với môi trường giao thông.

Tốc độ khoảng từ 30 - 35 (km/h) trong khu vực trường học, khu dân cư và tuân thủ giới hạn tốc độ được quy định trên các tuyến đường 

Khi tự tin hơn và có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tăng tốc độ dần dần từ khoảng 40 - 60 (km/h) và lái xe ở môi trường phức tạp hơn.

2

Việc nâng cao khả năng nhận biết và ứng phó với biển báo giao thông yêu cầu người tài xế cần có kiên nhẫn, thực hành thường xuyên và tập trung cao độ khi lái xe.

Điều quan trọng là luôn tuân thủ luật lệ giao thông giữ an toàn cho bản thân và mọi người trên đường.

3

Khi mới biết lái xe bạn nên ưu tiên chọn những chiếc xe có chi phí rẻ với xe số tự động có động cơ dung tích từ 1.0 đến 1.5 lít, sẽ giúp bạn điều khiển xe an toàn và thuận tiện cho việc sửa chữa.

Do đây là những dòng xe có sức mạnh rất lớn và khả năng tăng tốc nhanh. Bởi vì khi chưa đủ kinh nghiệm cầm lái, bạn sẽ khó lòng xử lý tình huống khi xảy ra sự cố.