Hệ thống chống lật xe ROM được thiết kế để giảm nguy cơ lật xe trong các tình huống nguy hiểm, dù cho việc lật xe có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như từ tốc độ cao, đường cong nguy hiểm đến thời tiết xấu.
ROM đã đóng vai trò quan trọng để bảo vệ an toàn cho người lái và hành khách khi hàng ngày phải đối mặt với tình hình giao thông và đường xá phức tạp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách hoạt động hay cấu tạo nên hệ thống này.
Bài viết sau đây sẽ trình bày chi tiết về hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM, từ cấu trúc cơ bản đến cách thức hoạt động, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về tính năng quan trọng này và những lợi ích thực sự mà hệ thống mang lại.
1Hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM là gì?
ROM (Roll Over Mitigation) là một hệ thống kiểm soát chống lật xe dành cho an toàn giao thông, có chức năng chính là giảm thiểu rủi ro lật xe trong những tình huống khẩn cấp, như khi lái xe phải đối mặt với đánh lái gấp ở tốc độ cao. Tác động này đạt được thông qua khả năng kiểm soát lực phanh độc lập trên từng bánh xe, tạo ra một cơ chế linh hoạt để ổn định và duy trì xe trong các tình huống nguy hiểm.
Việc bị lật xe xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như do địa hình hiểm trở nhiều khúc cua, người lái thiếu kỹ thuật xử lý tình huống, lái xe ở tốc độ cao,... . Theo thông tin của cơ quan quản lý an toàn giao thông đường bộ của Mỹ đưa ra, có hơn 70% tai nạn lật xe xảy ra tại thời điểm đó nguyên nhân bắt nguồn là vì thói quen lái xe của tài xế.
2Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM
Vì độ an toàn của người điều khiển và hành khách, nhiều hãng xe ngày càng tăng cường cải tiến các Hệ thống hỗ trợ lái xe, tính năng chống lật ROM theo thời gian cũng dần được nâng cấp và hoàn thiện để đạt tới độ an toàn tối đa, tuy nhiên vẫn giữ những cấu tạo cốt lõi:
- Cảm biến độ nghiêng
- Mạch điều khiển
- Hệ thống phanh
- Mô men xoắn
Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống lật ROM dựa trên giám sát tốc độ của xe để nhận biết độ trượt ngang, được đo lường thông qua góc lái. Thông qua thông tin đo được, hệ thống đưa ra đánh giá về khả năng nghiêng của phương tiện. Từ đó, hệ thống ROM tự động kích hoạt lực phanh độc lập trên từng bánh xe, khi phát hiện ra độ nghiêng.
Hệ thống chống lật ROM hoạt động dựa trên cảm biến được đặt dọc theo thân xe, nhằm mục đích đo lường độ nghiêng của xe theo chiều dọc. Khi phát hiện xe có nguy cơ bị lật trong tình huống như đánh lái gấp, vào cua ở tốc độ nhanh, cảm biến sẽ tự động tương tác với hệ thống phanh của từng bánh xe một cách độc lập nhằm mục đích kiểm soát tốc độ và giữ cho phương tiện ổn định
Khi xe có nguy cơ lật, hệ thống ROM sẽ can thiệp vào hệ thống phanh để giảm tốc độ của xe và làm giảm lực ly tâm. Cụ thể, hệ thống ROM sẽ phanh nhẹ hai bánh trước để làm trượt bánh một khoảng nhỏ, khoảng 2-3 cm.
Nếu tình huống nghiêm trọng hơn, hệ thống ROM sẽ phanh đồng thời cả hai bánh sau để tăng khả năng giữ thăng bằng cho xe. Đây là tính năng an toàn chủ động bổ trợ cho người dùng nên sẽ tự động kích hoạt mà không có nút bật/tắt khi xe rơi vào tình huống nguy hiểm.
3Hiệu quả và lợi ích của hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM
Hệ thống chống lật xe ROM đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tài xế duy trì cân bằng khi di chuyển qua những khúc cua hay tránh những vật cản đột ngột ở tốc độ cao. Qua đó, giảm thiểu nguy cơ xe bị nghiêng hoặc lật, đồng thời đảm bảo mức độ an toàn tối đa cho người ngồi trong xe.
Hiện nay, hệ thống chống lật xe ROM chưa được trang bị rộng rãi trên các dòng xe hạng B hoặc C mà chỉ xuất hiện ở các dòng xe sang, tính năng được đánh giá là an toàn hàng đầu trên xe ô tô với cách hoạt động có mối liên kết với hệ thống kiểm soát vào cua chủ động giúp tối ưu hóa sự ổn định của xe trong các tình huống đánh lái gấp hay di chuyển qua các khúc cua.
4Lưu ý khi sử dụng hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM
Hệ thống chống lật xe ROM chỉ là một tính năng hỗ trợ cho người dùng. Do đó, để tránh những tình huống nguy hiểm xảy ra, người dùng nên tuân thủ một số lưu ý để hạn chế tình trạng lật xe ô tô, bao gồm:
- Duy trì vận tốc ổn định: Theo quy định của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT phát hành, tốc độ tối đa cho xe chạy trong thành phố là 60 km/h và 120 km/h đối với đường cao tốc. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp bảo vệ người lái xe mà còn đóng góp vào sự an toàn chung trên đường.
- Giữ khoảng cách an toàn: Việc duy trì khoảng cách an toàn giúp người lái xe có đủ thời gian để phản ứng và xử lý tình huống khi có sự cố bất ngờ, đồng thời giảm nguy cơ va chạm và tăng cường tính dự phòng trên đường.
- Giữ tập trung: Người dùng nên tập trung tuyệt đối vào suốt quá trình lái xe, đồng thời thường xuyên kiểm tra gương chiếu hậu để đảm bảo tầm nhìn từ mọi hướng.
- Bảo dưỡng định kỳ: Việc bảo dưỡng định kỳ giúp hệ thống hoạt động mượt mà hơn, đồng thời cung cấp khả năng vận hành hiệu quả cho người lái.
Hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM là tính năng hỗ trợ an toàn cho người dùng khỏi những những tình huống nguy hiểm xuất hiện trên đường dẫn tới lật xe. Hi vọng rằng trong tương lai, tính năng này sẽ trở nên phổ biến và trên đa dạng hơn trên các dòng xe để mang đến an toàn, toàn diện cho người dùng.
5Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề “Hệ thống chống lật xe” mà nhiều người dùng có thể quan tâm.
1
ROM có thể bị hỏng do va chạm hoặc do sử dụng lâu ngày. Nếu ROM bị hỏng, xe sẽ không có khả năng chống lật. Vì thế người dùng nên thường xuyên kiểm tra định kỳ xe, đồng thời sử dụng xe đúng cách, tránh những tình huống có thể khiến xe bị lật khiến cho hệ thống hoạt động quá mức dẫn đến nhanh hỏng.
2
Thường thì các thông tin về tính năng an toàn của xe thường được nhà sản xuất đưa ra trong tài liệu hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tra cứu chi tiết hơn về các tính năng an toàn của xe trong bảng thông số kỹ thuật đi kèm để có thể hiểu rõ về xe của mình.
3
Hệ thống kiểm soát chống lật xe ROM đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ lật xe ở những tình huống nguy hiểm như: Đánh lái gấp ở tốc độ cao, rơi khỏi làn đường, gặp vật cản trên đường hoặc mất lái do nổ lốp.