Khung xe GOA là gì? Khung xe GOA có tác dụng gì? Khung xe GOA của Toyota có điểm gì nổi bật so với những hãng xe khác? Điều gì tạo nên điểm đặc biết với khung xe của GOA? Khung xe GOA là cụm từ có thể bạn đã từng nghe qua khi thường xuyên theo dõi tin tức thị trường ô tô. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của khung xe GOA là gì?

Hiện nay, công nghệ khung xe GOA là điều Toyota luôn tự hào. GOA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Global Outstanding Assessment (Đánh giá vượt trội toàn cầu). Đây là một khái niệm công nghệ an toàn đỉnh cao mà Toyota hướng tới cũng như muốn trang bị cho tất cả các mẫu xe của mình.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa khung xe GOA là gì? Khung xe GOA có gì đặc biệt?

1Giải mã ý nghĩa khung xe GOA là gì ?

khung xe GOA có tác dụng gì ? Khung xe GOA là tên gọi của thiết kế khung đặc biệt của hãng xe Toyota. Khung xe GOA được thiết kế để hấp thụ xung lực của các vụ va chạm một cách tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách trong cabin. Khung xe GOA có các điểm dễ co rụm nhằm hấp thụ lực và các điểm gia cố thép để tăng khả năng chịu lực cho cabin.

Khung xe GOA
Khung xe GOA

2Công nghệ khung xe GOA có gì đặc biệt ?

Khung xe GOA có 4 điểm cải tiến mới nhằm tăng mức độ an toàn cho hành khách khi xảy ra va chạm đồng thời làm tăng độ vững chãi và ổn định khi xe vận hành. Cụ thể, 4 cải tiến đó là:

  • Khu vực hấp thụ xung lực rộng hơn nhờ tối ưu hình dáng khung xe
  • Điểm uốn cong của khung được di chuyển về phía trước để hấp thụ xung lực va chạm phía trước cabin
  • Cấu trúc khung giúp phân tán lực va chạm tốt hơn
  • Độ bền của khung được tăng cường bằng cách sử dụng các tấm thép dày hơn

Nhờ khung xe GOA đặc biệt này, các mẫu xe Toyota sẽ luôn mang đến cho hành khách ngồi trong cabin trạng thái yên tâm và an toàn dù trong bất cứ tình huống bất ngờ hay sử dụng chế độ lái nào. Dựa vào rất nhiều cải tiến này giúp cho khi có va chạm từ phía trước, xung lực đươc hấp thụ ngay phía trước hộp số. Sau đó, khung xe GOA phân tán lực va chạm để xung lực tiếp tục được hấp thụ phía trước cabin. Xung lực tiếp tục được hấp thụ bởi điểm uốn cong và khung gầm. Sau đó, phần xung lực còn lại sẽ bị triệt tiêu khi tiếp xung với phần khung ở giữa được gia cố bằng thép dày.

3Các cải tiến khác của khung xe GOA

Ngoài ra, khung xe GOA còn có những cải tiến khác như:

  • Được trang bị các linh kiện hấp thụ xung lực có khả năng thay thế
  • Tăng kích thước ống khung cũng như độ dày của thép làm khung
  • Tăng khá năng xoắn và biến dạng của khung lên 1,4 và khả năng hấp thụ xung lực theo hướng thẳng đứng 1,2 lần
  • Tăng độ cứng, vững và khả năng khéo của khung gầm
Khung xe GOA
Khung xe GOA

Bên cạnh khung xe GOA, DailyXe xin giới thiệu với bạn 2 trang bị an toàn dưới đây cũng đóng vai trò quan trọng không kém trên các dòng xe ô tô hiện nay:

#1. Hệ thống phanh ABS

Với bất cứ mẫu xe nào, dù là hai bánh hay bốn bánh thì đều cần đến phanh để thực hiện giảm tốc và dừng hẳn xe về vận tốc “0”. Hệ thống phanh gặp phải vấn đề lớn khi để xảy ra hiện tượng bó cứng phanh, khiến bánh xe ngưng quay đột ngột và trượt dài trên mặt đường trong các trường hợp thắng gấp. Có thể thấy điều này cực kỳ nguy hiểm, vì lúc đó xe không còn khả năng kiểm soát nữa, cũng như hệ thống phanh đã mất tác dụng.

Để có thể khắc phục tình trạng này, ngành công nghiệp ô tô đã nghiên cứu và cho ra đời Hệ thống chống bó cứng phanh - Anti-Lock Brake System (ABS). Bạn có thể hiểu nôm na đơn giản là khi gặp tình huống bất ngờ trên đường, bạn sẽ đạp mạnh phanh xuống hết sức, một hoặc nhiều bánh sẽ đột ngột ngừng quay và bị khóa cứng lại, lúc này xe sẽ trượt lết trên mặt đường và người lái không thể kiểm soát được hướng di chuyển của xe.

Khi xe được trang bị phanh ABS, nếu như phát hiện tốc độ quay của một hay nhiều bánh giảm đột ngột so với các bánh còn lại, khi ấy hệ thống sẽ điều chỉnh áp lực phanh tới má phanh tương ứng bằng cách đóng hoặc mở van liên tục. Nhờ vậy giúp tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe, người lái sẽ dễ dàng lấy lại tay lái và xử lý tình huống.

Hiện tại, ABS đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của nhiều mẫu xe đồng thời là trang bị buộc phải có trên các dòng xe mới. Tại Việt Nam, các mẫu xe sedan hạng B đều được trang bị phanh ABS, như Suzuki Ciaz vừa “trình làng”, Toyota Vios, Honda City, Ford Fiesta… Trên các dòng xe hướng tới gia đình như Suzuki Ciaz, Vios thì hệ thống chống bó cứng phanh được xem là một trợ thủ đắc lực giúp mọi hành trình của gia đình luôn được đảm bảo an toàn, an tâm tối đa.

#2. Hệ thống phân bổ lực phanh EBD

Không dừng lại ở công nghệ ABS, các hãng sản xuất xe hơi còn nghiên cứu ra thêm công nghệ phân bổ lực phanh điện tử - Electronic Brakeforce Distribution (EBD). Kết hợp với hệ thống ABS để lấy tín hiệu tốc độ vòng quay của từng bánh xe, hệ thống EBD giúp đưa áp suất dầu phanh trên từng bánh xe đến một mức độ hợp lý, phù hợp với từng điều kiện mặt đường trên mỗi bánh.

Với yêu cầu ngày càng cao, EBD giờ đây đã xuất hiện trên các mẫu xe phổ thông như: Toyota Vios, Suzuki Ciaz, Honda City, Nissan Sunny...