Bạn đang mong muốn thay đổi và nâng cấp xế yêu của mình nhưng lại chưa nắm bắt được những phụ kiện không nên lắp cho ô tô gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng và tuổi thọ xe.

Bên cạnh những phụ kiện ô tô cần thiết thì vẫn có những món không nên thay thế hoặc lắp thêm cho xe bởi chúng không thật sự cần thiết, thậm chí còn có tác động không tốt đến chủ sở hữu. Nội dung được tôi tổng hợp bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn Top 7 phụ kiện không nên lắp cho ô tô giúp hạn chế những rắc rối phát sinh sau này.

1Lắp đèn pha HID (bi-xenon)

Nhiều người chọn lắp đèn pha LED hoặc HID (đèn bi-xenon), thay cho cặp đèn halogen nguyên bản của nhà sản xuất, nhằm tăng khả năng chiếu sáng cho xe cũng như giúp xế hộp trở nên sang trọng hơn. Nhưng bạn cần chú ý việc làm này là phạm luật ở Việt Nam. Tự ý độ đèn không tuân thủ hướng dẫn có thể khiến xe bị chập điện, cháy nổ.

Đèn pha HID là phụ kiện không nên lắp cho ô tô một cách tùy tiện
Đèn pha HID là phụ kiện không nên lắp cho ô tô một cách tùy tiện

Thực tế việc sử dụng các loại đèn chiếu có cường độ mạnh, như đèn bi-xenon, đèn LED, đèn dạng chiếu (project)… nhằm tăng khả năng quan sát khi lái xe giúp bạn di chuyển một cách an toàn. Nhưng đã có không ít trường hợp người lái sử dụng đèn sai quy định gây hậu quả nghiêm trọng, bởi vì đèn ngược chiều quá sáng sẽ gây chói mắt, cản trở tầm nhìn cho những phương tiện khác cùng tham gia giao thông. Đây không chỉ là phụ kiện không nên lắp cho ô tô mà theo luật còn là hành vi bị cấm nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm các hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.

Về xử phạt, theo Điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ôtô (bao gồm cả rơmoóc) lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; các thiết bị vi phạm sẽ bị CSGT tịch thu ngay lập tức.

Năm 2018, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới kiên quyết từ chối đăng kiểm đối với các phương tiện có lắp thêm thiết bị điện, các trường hợp gắn thêm đèn chiếu sáng phía trước, phía sau không đúng theo thiết kế của nhà sản xuất.

2Ốp phụ kiện crôm bóng bên ngoài ô tô

Người dùng thường có sở thích lắp thêm các phụ kiện mạ crom sáng bóng ở các vị trí bên ngoài xe như đèn hậu, viền đèn pha, tay nắm cửa, hõm cửa, viền cửa sổ, bệ bước chân,... Tác hại đầu tiên của việc này là tạo điều kiện cho bụi bẩn tích tụ, bám bẩn bên trong khó lau chùi, nếu không được vệ sinh trong thời gian dài sẽ gây bong tróc sơn. Crom bóng là phụ kiện không nên lắp cho ô tô có thể gây mất tập trung cho người lái, đặc biệt khi trời nắng chói.

Ốp phụ kiện crom bóng bên ngoài có nhiều tác hại
Ốp phụ kiện crom bóng bên ngoài có nhiều tác hại

Nhiều loại ốp dùng băng dính chặt, khi tháo khả năng để lại những vết keo nham nhở là rất cao, thậm chí là bị bạc, tróc sơn và biến đổi bề mặt dán trên xe. Ngoài ra, khi sử dụng phụ kiện crom không được mài nhẵn, để lại các đường viền sắc cạnh có thể gây xước và tổn thương da nguy hiểm cho người ngồi bên trong cũng như người cùng lưu thông trên đường nếu có va chạm.

3Gioăng cao su viền cửa ô tô

Thông thường, nhà sản xuất ô tô đã tính toán đủ những vị trí cần lắp hay trang bị gioăng cao su cho xe nhưng nhiều chủ xe cho rằng việc lắp thêm phụ kiện này sẽ giúp tăng khả năng cách âm, chống bụi bẩn hiệu quả và tiếng đóng cửa trở nên chắc hơn.

Thực tế cho thấy rằng gioăng cao su viền cửa là một trong những phụ kiện không nên lắp cho ô tô bởi sẽ ảnh hưởng xấu đến đường nước của xe, để lại các vết ố vàng mất thẩm mỹ trên vị trí dán. Về lâu về dài, bạn sẽ thấy khu vực sơn lắp gioăng cao su còn bị rỉ sét do bị đọng nước lâu ngày.

Không nên lắp thêm gioăng cao su viền cửa ô tô
Không nên lắp thêm gioăng cao su viền cửa ô tô

4Trang trí phụ kiện trên bảng taplo xe

Nhiều chủ phương tiện có sở thích trang trí nhiều vật dụng, phụ kiện ở không gian bên trong nội thất xe, nhất là khu vực bảng táp-lô với kiểu thiết kế bằng phẳng. Tuy nhiên, việc trưng bày quá nhiều có thể làm giảm tầm nhìn khi có sự phản ánh sáng trực tiếp lên kính lái gây nên nhiều nguy hiểm tiềm ẩn khi không may xảy ra va chạm.

Không nên trang trí quá nhiều phụ kiện ở trên bảng taplo xe
Không nên trang trí quá nhiều phụ kiện ở trên bảng taplo xe

Một số đồ trang trí còn được để ngay ở khu vực có túi khí tác động trực tiếp đến người ngồi bên trong xe nếu có vấn đề. Ngoài ra, thảm taplo cũng được khuyến cáo không nên sử dụng do có thể che kín, ảnh hưởng đến hoạt động của túi khí.

5Các loại bọc vô lăng ô tô

Nhiều chủ xe có sở thích gắn thêm bọc vô lăng vì giúp nội thất trở nên sang trọng hơn và cho rằng sẽ tăng khả năng cầm lái. Tuy nhiên, đây được xem là phụ kiện không nên lắp cho ô tô bởi trường hợp không đạt chuẩn có thể gây trơn trượt khiến chủ phương tiện mất kiểm soát. Lâu ngày, bụi bẩn có thể bám vào bên trong khiến vô lăng bị mốc và lão hóa nhanh chóng.

Bọc vô lăng là phụ kiện không nên lắp cho ô tô gây ảnh hưởng đến cảm giác lái
Bọc vô lăng là phụ kiện không nên lắp cho ô tô gây ảnh hưởng đến cảm giác lái

Do vậy, nếu vô lăng nguyên bản đã vừa tay và được bọc bằng da hoặc gỗ bám tay thì chủ xe không nên bọc thêm phụ kiện. Người dùng sử dụng xe khoảng 5 năm trở lên mới phải bọc lại một lần, do vậy việc sử dụng thêm bọc vô lăng là không cần thiết và lãng phí.

6Thay chốt dây đai an toàn

Dây đai an toàn ô tô có tác dụng khá quan trọng. Bộ phận này được tạo ra với mục đích giữ cho người ngồi bên trong xe được ổn định và không bị lao về phía trước hay văng ra ngoài khi xe dừng đột ngột hoặc có va chạm.

Thông thường, xe sẽ phát tín hiệu âm thanh cảnh báo nếu người lái không thắt dây an toàn khi bắt đầu di chuyển. Tuy nhiên, để né tránh việc này nhiều chủ xe đã thực hiện thay chốt dây đai an toàn nhằm đánh lừa hệ thống. Đây không chỉ là phụ kiện không nên lắp cho ô tô mà còn là một hành động vi phạm quy định của pháp luật, gây ra nguy hiểm nếu không may xảy ra va chạm giao thông.

Thắt dây an toàn là quy định bắt buộc khi điều khiển xe
Thắt dây an toàn là quy định bắt buộc khi điều khiển xe

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển hoặc chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

7Trang bị đệm hơi cho hàng ghế sau

Nhiều chủ xe hiện nay thường trang bị thêm đệm hơi cho hàng ghế sau để người ngồi có thể nghỉ ngơi giảm mệt mỏi, nhất là với các chị em hay gia đình có trẻ nhỏ. Đệm hơi có công dụng tương tự như chiếc giường mini được lót đằng sau hàng ghế để việc di chuyển đường xa sẽ dễ dàng và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, đệm hơi là phụ kiện không nên lắp cho ô tô vì có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người ngồi phía sau do không được thắt dây an toàn, khi nằm lại càng lắc lư theo những biến đổi của xe. Trong tình huống bất ngờ xảy ra, khi phanh gấp hoặc xảy ra sự cố có thể khiến người ngồi bị trượt khỏi chỗ và dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Lắp đệm hơi ô tô có thể gây nguy hiểm trong nhiều tình huống bất ngờ
Lắp đệm hơi ô tô có thể gây nguy hiểm trong nhiều tình huống bất ngờ

Ngoài ra, luật giao thông mới quy định những hành khách ngồi phía sau ô tô cũng sẽ phải thắt dây an toàn nếu không sẽ bị phạt. Do đó, bạn có thể sử dụng đệm hơi để nghỉ ngơi vào những lúc dừng xe nhưng tuyệt đối không được dùng khi xe đang di chuyển.

Như vậy, việc nắm rõ những phụ kiện không nên lắp cho ô tô giúp chủ xe đảm bảo an toàn, tránh được những nguy hiểm tiềm ẩn khi lưu thông trên đường. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm được những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

8Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về phụ kiện không nên lắp cho ô tô mà chủ xe có thể tham khảo:

1

Việc tự lắp đặt phụ kiện ô tô có thể mang lại một số lợi ích như tiết kiệm chi phí hay tự do lựa chọn phụ kiện. Tuy nhiên, việc tự thực hiện tại nhà cũng tiềm ẩn một số rủi ro như gây hư hỏng xe nếu không có kinh nghiệm, tốn nhiều thời gian, không được bảo hành. Tùy thuộc vào phụ kiện cụ thể mà có những loại cần kiến thức và kỹ thuật cao để lắp đặt an toàn và hiệu quả, vì vậy việc giao cho chuyên gia là lựa chọn tốt nhất.

Do đó, trước khi quyết định bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và rủi ro khi tự thực hiện. Nếu bạn không tự tin thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến và thực hiện tại các đại lý ủy quyền của hãng xe để lựa chọn phụ kiện thích hợp, tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn cũng như hưởng chế độ bảo hành.

2

Có rất nhiều phụ kiện có thể giúp cải thiện hiệu suất xe ô tô, có thể kể đến như bộ lọc không khí, bộ lọc dầu và bộ làm mát động cơ giúp cải thiện hiệu suất bằng cách tăng sự thông thoáng và làm mát cho động cơ.

3

Chế độ bảo hành giữa các hãng xe có thể khác nhau nhưng thường có một số điểm chung về quy định các trường hợp đạt tiêu chuẩn để được bảo hành cũng như từ chối. Nhiều trường hợp lắp thêm một số phụ kiện, đồ chơi trên xe có khả năng sẽ không được bảo hành.

Chủ xe lắp đặt hoặc thay thế các phụ kiện không chính hãng, không phù hợp hoặc sử dụng sai nhiên liệu nhà sản xuất khuyến nghị, gây ra những thiệt hại hư hỏng đến xe sẽ không được bảo hành ô tô theo quy định. Khi độ hay lắp ráp, tháo dỡ các thiết bị, phụ kiện trên xe không đúng cách làm ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động của xe cũng sẽ không được hưởng chính sách bảo hành mà phải tự chi trả cho chi phí sửa chữa hoặc thay thế.

Để tránh bị từ chối bảo hành, bạn nên tham khảo ý kiến và lắp đặt phụ kiện chính hãng tại các đại lý ủy quyền của hãng xe để đảm bảo phụ kiện đó phù hợp và không ảnh hưởng đến bảo hành.