Xe 2 cầu, hay còn gọi là hệ thống dẫn động 4 bánh, là một trang bị phổ biến trên xe tải, SUV và một số dòng sedan hạng sang. Mặc dù độ phổ biến cao, nhưng không ít người dùng vẫn cảm thấy lúng túng khi sử dụng xe.

Ký hiệu 2H-4H-4L là gì? Chế độ gài cầu 2H - 4H - 4HLc - 4LLc có ý nghĩa gì? Cách sử dụng và vận hành xe 2 cầu như thế nào? Điều khiển xe 2 cầu có thể gây khó khăn ban đầu cho những người mới lái xe, nhưng không cần phải lo lắng. Vì ngay sau đây tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách sử dụng xe 2 cầu một cách hiệu quả để bạn có thể tự tin vượt qua mọi cung đường.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến cầu xe ô tô, các loại 2 cầu xe ô tô, cách sử dụng các chế độ truyền động 4 bánh sao cho phù hợp và những lưu ý quan trọng mà các bạn nên lưu tâm. Hãy cùng bắt đầu nào!

1Cầu xe ô tô là gì?

Cầu xe ô tô là một hệ thống cơ khí quan trọng nằm ở trục trước hoặc trục sau của ô tô, giúp truyền lực từ động cơ đến bánh xe để xe có thể di chuyển.

Cầu xe thực hiện vai trò trung gian, giúp chuyển đổi lực xoắn từ động cơ thành lực kéo hoặc lực đẩy tới bánh xe. Điều này giúp xe di chuyển trên các loại địa hình khác nhau một cách hiệu quả.

Cầu xe ô tô thường bao gồm các bộ phận bánh răng, vi sai và láp dọc, tạo nên hệ thống truyền động. Khi động cơ hoạt động, lực xoắn từ động cơ được truyền đến vi sai, sau đó thông qua bánh răng và láp dọc để kích hoạt bánh xe quay.

Cầu xe ô tô giúp xe vận hành ổn định và dễ dàng trên mọi cung đường
Cầu xe ô tô giúp xe vận hành ổn định và dễ dàng trên mọi cung đường

2Xe 2 cầu là gì?

Xe 2 cầu tức là xe dẫn động 4 bánh có ký hiệu kỹ thuật là 4x4. Xe được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh gồm cả cầu trước và cầu sau. Hệ thống này cho phép xe truyền động lực từ động cơ đến cả hai bánh trước và sau cùng một lúc, giúp xe vận hành linh hoạt và mạnh mẽ trên mọi loại địa hình.

Xe ô tô hai cầu thường được ưa chuộng trong những hoạt động phiêu lưu và thám hiểm vì xe có khả năng vượt trên mọi loại địa hình, bao gồm cả đường đèo dốc, đường mòn, địa hình đồi núi và off-road.

 Xe 2 cầu vận hành mạnh mẽ và linh hoạt
Xe 2 cầu vận hành mạnh mẽ và linh hoạt

3Phân loại xe 2 cầu

Xe toàn thời gian và xe bán thời gian là cách phân loại các hệ thống dẫn động 4 bánh trên ô tô. Cùng xem hệ dẫn động ô tô là gì và chúng có gì khác biệt nhé!

#1. Xe hai cầu toàn thời gian (AWD - All-Wheel Drive)

Xe toàn thời gian là loại xe ô tô có hệ thống dẫn động 4 bánh hoạt động liên tục, nghĩa là cả bốn bánh xe đều nhận lực từ động cơ một cách tự động và đồng thời.

Hệ thống này sẽ điều chỉnh tự động lực chuyển đến từng bánh xe sao cho phù hợp với tình hình đường đi.

Khi cảm nhận được bánh xe bị trượt hoặc mất độ bám đường, hệ thống tự động điều chỉnh và chuyển lực đến bánh xe có độ bám tốt hơn, giúp xe duy trì sự ổn định và an toàn khi lái xe.

Xe hai cầu toàn thời gian
Xe hai cầu toàn thời gian

#2. Xe hai cầu bán thời gian (4WD - Four-Wheel Drive)

Xe bán thời gian là loại xe ô tô có hệ thống dẫn động 4 bánh mà người lái có thể tự chủ động điều khiển xe. Những dòng xe 4WD thường đòi hỏi thêm kỹ năng, tuy nhiên, khi điều khiển tay lái bạn sẽ sở hữu cảm giác làm chủ chiếc xe .

Thông thường, hệ thống này hoạt động ở chế độ 2 bánh trước (2WD) trong điều kiện đường thông thường, tiết kiệm nhiên liệu.

Khi cần thiết, người lái có thể kích hoạt chế độ 4 bánh (4WD), để chuyển toàn bộ lực từ động cơ đến cả bốn bánh xe, tăng cường khả năng vận hành và lực kéo trong những điều kiện địa hình phức tạp.

Xe hai cầu bán thời gian

Xe hai cầu bán thời gian

4Ưu và nhược điểm của xe 2 cầu

Xe hai cầu đã trở thành một phần quan trọng trong thế giới ô tô hiện đại, hệ thống được ứng dụng vào các dòng xe oto hạng sang ngày càng phổ biến. Cùng xem chúng có ưu và nhược điểm gì để tạo nên tính vượt trội.

#1. Ưu điểm của xe ô tô hai cầu

Xe 2 cầu thường có khả năng vượt qua các điều kiện địa hình khắc nghiệt, như đường gập ghềnh, đèo dốc hay off-road đầy thử thách.

Hệ thống 4x4 cung cấp sự ổn định cao hơn trên đường làm giảm nguy cơ tai nạn và đảm bảo an toàn cho hành khách.

Bên cạnh đó xe ô tô 2 cầu thường được xây dựng với cấu trúc mạnh mẽ hơn để chịu được những tác động mạnh từ việc chạy trên địa hình khó khăn. Điều này giúp tăng tuổi thọ và độ bền của xe.

Vận hành mạnh mẽ trên mọi cung đường
Vận hành mạnh mẽ trên mọi cung đường

#2. Nhược điểm của xe ô tô hai cầu

Một trong những nhược điểm chính của xe 2 cầu là tiêu thụ nhiên liệu cao hơn so với các loại xe khác. Và thường xe có giá mua ban đầu cao hơn so với các loại xe chỉ có một cầu.

Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng và sửa chữa cũng có thể đòi hỏi chi phí lớn hơn do phức tạp của hệ thống truyền động.

Trong điều kiện đường bình thường hệ thống truyền động cả hai cầu có thể tạo ra sự cồng kềnh và làm giảm độ linh hoạt khi di chuyển trong thành phố hoặc các điều kiện giao thông nhộn nhịp.

Xe 2 cầu tiêu thụ nhiên liệu cao

Xe 2 cầu tiêu thụ nhiên liệu cao

5Khi nào nên chọn sử dụng lái xe 2 cầu?

Như đã trình bày ở trên, xe oto hai cầu có tính ứng dụng cao trong đời sống. Việc sở hữu cho mình một chiếc xe gầm cao, mạnh mẽ là mơ ước của nhiều người. Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà khách hàng có thể lựa chọn xe 2 cầu.

#1. Thường xuyên di chuyển trên địa hình xấu

Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển trên địa hình khó khăn, đối diện với thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hay xảy ra trời khiến đường trơn trượt thì xe hai cầu sẽ cung cấp sự ổn định và an toàn cao hơn khi lái xe.

Dễ dàng di chuyển trên địa hình xấu
Dễ dàng di chuyển trên địa hình xấu

#2. Khả năng vận chuyển lớn

Xe ô tô hai cầu thường có khả năng chở hàng lớn hơn so với các loại xe chỉ có một cầu. Điều này hữu ích khi bạn cần vận chuyển hàng hóa hoặc trang thiết bị nặng.Bên cạnh đó, xe được thiết kế với cấu trúc mạnh mẽ hơn, giúp tăng độ bền và tuổi thọ của xe.

Nếu bạn cần một chiếc xe đáng tin cậy và bền bỉ trong thời gian dài, thì lựa chọn xe hai cầu là một ý tưởng tốt.

Khả năng vận chuyển lớn
Khả năng vận chuyển lớn

6Cách sử dụng chế độ truyền động 4 bánh tại thời điểm phù hợp

Chế độ gài cầu thường được thiết kế ở dạng núm xoay đặt ở trung tâm điều khiển, thuận tiện cho người lái sử dụng.

Xe có chế độ bao gồm 2H - 4H - 4L hoặc 2H - 4H - 4HLc - 4LLc. Khách hàng có thể tham khảo cách sử dụng xe 2 cầu ở các chế độ như sau:

  • 2H là chế độ truyền động 2 bánh phía trước hoặc phía sau. Chế độ này thích hợp cho điều kiện đường bằng phẳng, đường khô ráo và điều kiện đường đi thông thường, đặc biệt khi bạn muốn tiết kiệm nhiên liệu.
  • 4H là chế độ truyền động 4 bánh chế độ cao, trong đó cả bốn bánh xe được truyền động. Chế độ này giúp tăng cường khả năng vượt địa hình và đảm bảo an toàn khi gặp điều kiện đường trơn trượt, đất đá, đường gập ghềnh.
  • 4L là chế độ truyền động 4 bánh chế độ thấp, cung cấp lực kéo mạnh mẽ và tăng cường khả năng di chuyển trên các đoạn đường đồi núi, địa hình đá, đất sét
  • 4HLc (Khóa vi sai trung tâm) là chế độ truyền động 4 bánh chế độ thấp, cung cấp lực kéo 50:50 giữa cầu trước và cầu sau kết hợp với hệ thống khóa vi sai trung tâm. Chế độ hai cầu tốc độ cao giúp tăng cường khả năng vượt qua những chỗ chật hẹp và dốc đứng.
  • 4LLc (Khóa vi sai trung tâm) khi di chuyển trên các đoạn đường đồi núi, địa hình đá, đất sét hoặc khi cần lực kéo mạnh mẽ để vượt qua những hố lầy, gồ ghề.
Chế độ truyền động 4 bánh
Chế độ truyền động 4 bánh

Chuyển chế độ gài cầu trên xe 2 cầu được thực hiện bằng cách tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản tùy thuộc vào từng loại địa hình. Dưới đây là hướng dẫn chuyển đổi chế độ cầu cho phù hợp với điều kiện:

#1. Chuyển chế độ từ 2H -> 4H

Tiến hành chuyển chế độ bằng cách đưa tay vào cần số hoặc núm xoay để chuyển từ 2H sang 4H. Thông thường, chỉ cần chuyển chế độ một cách dễ dàng mà không cần dừng hoặc đạp côn. Tuy nhiên xe 2 cầu chỉ chuyển đổi bình thường khi xe đang chạy ở tốc độ dưới 100 km/h.

Núm xoay để chuyển từ 2H sang 4H
Núm xoay để chuyển từ 2H sang 4H

#2. Chuyển chế độ từ 4H -> 2H

Tài xế đơn giản chuyển từ 4H sang 2H bằng cách đưa tay vào cần số hoặc núm xoay. Chuyển đổi bình thường ở mọi tốc độ.

Chuyển chế độ dễ dàng núm xoay
Chuyển chế độ dễ dàng núm xoay

#3. Chuyển chế độ từ 2H -> 4L

Với xe số tự động, tài xế cần dừng xe, đặt cần số vào vị trí N sau đó chuyển chế độ từ 2H sang 4L.

Đối với xe số sàn cần dừng xe, đạp côn (ly hợp), sau đó chuyển từ 2H sang 4L.

Vận hành mạnh mẽ
Vận hành mạnh mẽ

#4. Chuyển chế độ từ 4H -> 4L (4L -> 4H)

Với xe số tự động, dừng xe, đặt cần số vào vị trí N sau đó chuyển chế độ từ 4H sang 4L (hoặc từ 4L sang 4H).

Với xe số sàn, người lái cần dừng xe, đạp côn (ly hợp), sau đó chuyển từ 4H sang 4L (hoặc từ 4L sang 4H).

Để đảm bảo an toàn người lái nên luyện tập kỹ càng để nắm rõ cách vận hành, tạo nên một chuyến đi mượt mà và suôn sẻ.

Cách sử dụng xe hai cầu đơn giản
Cách sử dụng xe hai cầu đơn giản

7Các lưu ý khi sử dụng xe 2 cầu

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tài xế sử dụng xe ô tô hai cầu.

Việc chỉnh áp suất lốp phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất khi lái xe trên các loại địa hình khác nhau:

#1. Khi đi trên các đoạn đường nhiều sỏi đá

Nên tăng áp suất lốp thêm khoảng 20% so với áp suất khuyến nghị khi đi trên các đoạn đường có nhiều sỏi đá. Tăng áp suất lốp giúp giảm khả năng bị thủng lốp do sỏi đá nhọn có thể gây hại cho bề mặt lốp.

Tuy nhiên, không nên tăng áp suất lốp quá cao, vì điều này có thể làm giảm độ bám đường và làm tăng nguy cơ mất lái khi lái xe trên đường trơn trượt.

Đi trên các đoạn đường nhiều sỏi đá
Đi trên các đoạn đường nhiều sỏi đá

#2. Khi đi trên đường bùn lầy hoặc đường cát

Nên giảm áp suất lốp xuống còn khoảng 1,5 kg/cm2 để tăng bề mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường. Áp suất lốp thấp giúp cải thiện độ bám đường và tăng khả năng vượt địa hình bùn lầy hoặc cát.

Nếu lốp có săm, có thể giảm áp suất thêm 0,6 kg/cm2. Đối với lốp không săm, giảm thêm khoảng 0,4 kg/cm2. Chủ xe nên kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp định kỳ để đảm bảo lốp và hệ thống truyền động hoạt động ổn định và an toàn trong suốt quá trình lái xe.

Không quên cài dây an toàn để bảo đảm an toàn khi lái xe, đặc biệt là khi di chuyển ở tốc độ cao hoặc khi có thể gặp các tình huống bất ngờ.

Khi đi trên đường bùn lầy
Khi đi trên đường bùn lầy

Trên đây là 7 kinh nghiệm sử dụng xe 2 cầu mà DailyXe muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích giúp người lái xe hiểu rõ hơn về cách vận hành của xe 2 cầu, giúp bạn có một chuyến hành trình hiệu quả và an toàn.

8Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là 3 câu hỏi thường gặp về chủ đề ‘’Xe hai cầu’’. Hãy cùng nhau tìm ra câu trả lời cho các nghi vấn này nhé!

1

Xe ô tô 2 cầu thường có ở nhiều hãng và dòng xe khác nhau, nhưng đặc biệt phổ biến ở các hãng và dòng xe như: Toyota Fortuner, Toyota Hilux, Ford Ranger là một trong những dòng xe bán tải phổ biến có cấu hình 2 cầu, hay các xe bán tải Isuzu D-Max, Nissan Navara Chevrolet Colorado, Range Rover..

2

Đèn khẩn cấp trên xe ô tô thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết xấu. Điều này vì đèn khẩn cấp thường được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và chịu được tác động từ mưa, nắng, bụi bẩn và nhiệt độ khắc nghiệt.

Đèn được tích hợp trong vỏ xe hoặc gắn chắc chắn ở các vị trí có ít tiếp xúc với yếu tố thời tiết. Tuy nhiên chủ xe cũng không nên chủ quan vẫn nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đèn để đảm bảo chắc chắn đèn vẫn hoạt động tốt trong tình huống cần thiết.

3

Cảm biến lực kéo TCS: giúp phân phối lực kéo một cách thông minh giữa các bánh xe khi xe gặp trượt. Điều này giúp giảm thiểu hiện tượng trượt bánh và tăng cường khả năng vận hành trên địa hình khó khăn.

Hệ thống chống lật RSC: giúp giảm thiểu nguy cơ lật xe trong các tình huống ngoặt, địa hình đồi núi, hay vượt chướng ngại vật, cải thiện tính an toàn khi off-road.

Hệ thống điều khiển hỗ trợ lên dốc HSA và hỗ trợ xuống dốc HDC: giúp giữ phanh tự động khi khởi động lên dốc và HDC giúp điều khiển tốc độ khi xuống dốc một cách an toàn.